Cậu bé 12 tuổi đã bị ung thư phổi “ăn” mất 1 chiếc xương sườn chỉ vì 3 thói quen sinh hoạt dễ tìm thấy ở người trẻ tuổi

Lối sống không lành mạnh là 1 trong những nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư phổi trẻ hóa ngày càng nhanh.

10:37 26/04/2022

Tiểu Gia (bút danh) năm nay mới vừa tròn 12 tuổi nhưng đã nhận được “án tử” với bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Mẹ cậu là bà Trần kể lại, một hôm đang ngồi ăn cơm thì bất ngờ phát hiện trên xương đòn của con trai có 1 cục u nổi to bằng quả trứng cút. Khi hỏi thì Tiểu Gia cho biết cũng không nhớ nó xuất hiện từ khi nào. Bởi vì kích thước nhỏ, không đau cũng chẳng ngứa nên cậu không nói với bố mẹ, cho rằng sẽ tự khỏi sau 1 thời gian.

Cậu bé 12 tuổi đã bị ung thư phổi “ăn” mất 1 chiếc xương sườn chỉ vì 3 thói quen sinh hoạt dễ tìm thấy ở người trẻ tuổi - Ảnh 1.

Bà Trần biết rằng không thể chủ quan, lập tức lái xe đưa con đến bệnh viện địa phương để thăm khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phòng cấp cứu cho rằng Tiểu Gia mắc Ewing sarcoma, là 1 loại ung thư hiếm gặp xảy ra trong xương hoặc các mô mềm quanh xương. Tuy nhiên cậu lại có 1 vài triệu chứng liên quan đến hô hấp nên được khuyến nghị tới gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm thêm.

Lần này, bác sĩ hô hấp cho biết Tiểu Gia có khả năng cao bị ung thư phế quản, cần làm thêm sinh thiết để chắc chắn. Giữa 2 kết quả chẩn đoán khác nhau, gia đình cậu vô cùng hoang mang. Cuối cùng, bà Trần quyết định đưa Tiểu Gia đến Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Ung thư Hồ Nam (Trung Quốc) để tìm ra bệnh lý chính xác.

Cậu bé 12 tuổi đã bị ung thư phổi “ăn” mất 1 chiếc xương sườn chỉ vì 3 thói quen sinh hoạt dễ tìm thấy ở người trẻ tuổi - Ảnh 2.

Sau khi trải qua hàng loạt các kiểm tra chuyên sâu, Tiểu Gia được kết luận mắc ung thư phế quản phổi nguyên phát. Tức là bệnh ung thư phổi bắt đầu ở phế quản và tiểu phế quản, ngày nay thường được gọi chung là ung thư phổi. Bệnh đang ở giai đoạn cuối, đã di căn đến xương và hạch bạch huyết, tiên lượng rất xấu.

Nguyên nhân là 3 thói xấu khi sinh hoạt hằng ngày

Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán của Tiểu Gia, bà Trần vẫn sốc nặng đến mức ngã quỵ xuống đất, chân tay run lẩy bẩy. Y tá bệnh viện phải đỡ bà về giường nằm nghỉ và giúp bà gọi cho người thân.

Ngay khi tới bệnh viện, chồng của bà Trần tức bố của Tiểu Gia 2 mắt đã đỏ hoe. Ông sốt sắng hỏi tại sao con trai mình mới 12 tuổi, không tiếp xúc với khói thuốc, cũng chẳng biết gì về rượu bia mà lại mắc bệnh ung thư phổi. Tiểu Gia vẫn chưa hiểu tình hình, nhưng thấy bố mẹ ôm nhau khóc thì cũng òa lên khóc nức nở.

Cậu bé 12 tuổi đã bị ung thư phổi “ăn” mất 1 chiếc xương sườn chỉ vì 3 thói quen sinh hoạt dễ tìm thấy ở người trẻ tuổi - Ảnh 3.

Trưởng khoa Ngô của Khoa Nội lồng ngực số 2 là bác sĩ tiếp nhận và trực tiếp điều trị cho Tiểu Gia. Ông vô cùng xót xa cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi trẻ nhất mà ông cũng như bệnh viện này từng tiếp nhận. Chắc chắn cũng là 1 trong những ca bệnh thuộc nhóm trẻ nhất trên cả nước cũng như toàn thế giới.

Ông phân tích, độ tuổi khởi phát ung thư phổi trung bình là 60 tuổi, thường liên quan đến hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc, làm việc trong môi trường độc hại. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ vị thành niên cực kỳ thấp. Trường hợp của Tiểu Gia lại càng hiếm bởi bố mẹ không hút thuốc, không có tiền sử di truyền, triệu chứng bệnh không rõ ràng trong khi lại tiến triển quá nhanh so với lứa tuổi.

Điều tra bệnh sử cho thấy, nguyên nhân gây bệnh nằm ở chính những thói quen sinh hoạt tưởng chừng nhỏ nhặt mỗi ngày. Đầu tiên, dù còn nhỏ nhưng Tiểu Gia thường xuyên thức khuya. Trước đây bà Trần thường đem con tới chỗ làm, dùng điện thoại để giữ cậu ngồi yên 1 chỗ khiến cậu càng lớn càng mê game trên di động. Ngoài việc ngày nào cũng thức khuya chơi game thì còn lén lút chờ bố mẹ ngủ say để lấy điện thoại chơi thêm hàng giờ liền.

Cậu bé 12 tuổi đã bị ung thư phổi “ăn” mất 1 chiếc xương sườn chỉ vì 3 thói quen sinh hoạt dễ tìm thấy ở người trẻ tuổi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thứ hai, Tiểu Gia rất lười ăn sáng, bố mẹ có ép cũng chỉ ăn vài miếng qua loa. Tuy nhiên, cậu lại rất mê ăn khuya, gần như ngày nào cũng vừa ăn vừa nghịch điện thoại sau 23 giờ. Cuối cùng là cậu rất lười uống nước lọc, thay vào đó cứ khát là uống nước ngọt có ga, các loại trà sữa, đồ uống pha sẵn. Vợ chồng bà Trần dùng mọi cách vẫn không thể thay đổi thói xấu này.

Trong khi đó, công việc của 2 người lại quá bận rộn, tối muộn mới về tới nhà. Thêm nữa là chủ quan với sức khỏe của con nên bỏ qua các triệu chứng sớm, mất đi cơ hội điều trị. Khi tới bệnh viện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, di căn đến hạch bạch huyết, xương và nhiều cơ quan khác. Thậm chí tế bào ung thư còn “ăn” mất hoàn toàn 1 chiếc xương sườn.

Dù quyết định thực hiện hóa trị nhưng tỷ lệ sống sót của Tiểu Gia vô cùng thấp. Các bác sĩ cũng hy vọng rằng đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh để quan tâm hơn đến con trẻ. Đồng thời, những người trẻ đang có những thói quen trên sớm thay đổi kẻo lúc nhập viện thì hối hận cũng không kịp.

Nguồn và ảnh: Sohu, NetEase Health, Sina

Tags:
Lâɱ Vỹ Dạ: 'Tôi đi kɦáɱ ɫại ɱộɫ bệпɦ việп và được cɦẩп đoáп uпg ɫɦư ɫuyếп giáρ giɑi đoạп 4'

Lâɱ Vỹ Dạ: "Tôi đi kɦáɱ ɫại ɱộɫ bệпɦ việп và được cɦẩп đoáп uпg ɫɦư ɫuyếп giáρ giɑi đoạп 4"

"Troпg lúc bế ɫắc, ɫôi cɦỉ còп пiềɱ ɫiп duy пɦấɫ là cầu пguyệп. Tôi cầu пguyệп rấɫ пɦiều, ɦɑy quỳ dưới cɦâп ɱẹ Quɑп Âɱ để cầu xiп ɱẹ ρɦù ɦộ cɦo ɫôi quɑ kiếρ пạп пày", Lâɱ Vỹ Dạ пói.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất