Cậu bé 9 ɫuổi "vô ɫɦừɑ пɦậп" ở với пgoại ρɦải пgɦỉ ɦọc vì пɦà пgɦèo xơ xác
Năɱ Miпɦ lêп 2 ɫuổi, ɱẹ ɱɑпg eɱ về dúi vô giườпg cɦo пgoại rồi bỏ đi biệɫ ɫícɦ. Năɱ пɑy, cậu bé lêп 9 ɫuổi пɦưпg ɦọc xoпg lớρ ɱộɫ ɫɦì eɱ ρɦải пgɦỉ ɦọc, vì пgoại bị ɫɑi biếп, giɑ cảпɦ пgɦèo xơ xác.
20:37 11/06/2021
"Con muốn gặp cha mẹ lắm"
“Một buổi tối mấy năm trước, ngoại cháu đang ngủ, mẹ nó bồng nó về dúi vô giường cho ngoại, rồi mẹ nó đi biệt đến giờ...”, anh Huỳnh Văn Đen, cậu cháu bé Huỳnh Công Minh xót xa kể lại hoàn cảnh của đứa cháu mới lên 2 tuổi đã trở thành một đứa trẻ "vô thừa nhận" sau lần cha mẹ từ bỏ, đi biệt tích.
Cháu Huỳnh Công Minh nhiều năm qua thiếu vắng tình thương cha mẹ. Cháu sống trong cảnh nghèo khó với ngoại và 2 cậu.
Hơn 7 năm qua, Minh sống trong cảnh nghèo khó với bà ngoại năm nay đã 77 tuổi, hiện đang bị tai biến, cùng 2 cậu, thì một người cậu bị tâm thần ở xã Hưng Thành, (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
Minh lớn lên bằng tình thương của ngoại mà thiếu vắng hẳn tình cảm cha mẹ. Năm nay, Huỳnh Công Minh đã 9 tuổi nhưng mới chỉ học hết lớp một thì em phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình ngoại nghèo xơ xác.
Không cha, không mẹ, thế giới tuổi thơ của Minh chỉ quẩn quanh trong nhà, sau hè, trên chiếc võng đưa... Vì thế, những bộ đồ chơi hay những lần ra phố với Minh luôn là điều mơ ước của cậu bé.
Minh bảo: “Con muốn gặp cha mẹ lắm, con thích bộ đồ chơi mà không có tiền mua nữa, cũng chẳng được ai cho…”. Vì cha mẹ bỏ em đi từ lúc em còn quá nhỏ nên đến giờ trong kí ức của Minh về cha mẹ cũng chẳng có gì ngoài lời kể của ngoại.
Thế giới tuổi thơ của cháu Minh chỉ trong nhà, sau hè... với em đi ra phố chơi ăn que kem chỉ là mơ ước xa vời
Người đàn ông độc thân: "Thà ở vậy chăm mẹ, chăm anh còn hơn làm khổ người khác"
Nói về hoàn cảnh gia đình bà Nguyễn Thị Láng (bà ngoại Minh), chỉ còn hai người con trai thì người con trai cả là anh Huỳnh Văn Vũ bị tâm thần. Ông ngoại cậu bé đã mất hơn 4 năm trước. Giờ cả gia đình bà Láng chỉ trông chờ vào người con trai độc thân - Huỳnh Văn Đen (43 tuổi).
Người đàn ông độc thân này khắc khổ đến tội nghiệp, bao năm qua anh cũng chẳng còn thời gian để nghĩ đến chuyện xây dựng gia đình. Mà có lẽ, cũng chẳng cô gái miệt vườn nào dám gửi gắm thân phận vào gia đình có mẹ già bị tai biến, anh trai bị thần kinh, đứa cháu không cha, không mẹ.
Từ đó đến nay, một mình anh Đen lọ mọ chăm lo mẹ già từ ăn uống đến đi vệ sinh. Ban ngày hết lo cho mẹ, tối anh lại lo anh trai lơ ngơ đạp xe chẳng đèn đuốc gì đi lang thang khắp xóm. Thảnh thơi một chút anh lại nghĩ đến đứa cháu mới tí tuổi đầu chẳng biết tương lai ra sao.
Hoàn cảnh bé 9 tuổi không cha mẹ, sống với ngoại và 2 cậu
Một cán bộ xã Hưng Thành tâm sự với chúng tôi, mọi việc trong nhà, ngoài nhà đều do một tay anh Đen lo lắng hết. Anh vừa chăm mẹ già bệnh tật, vừa trông anh trai tâm thần, thêm đứa cháu nhỏ nên anh không thể đi đâu xa để kiếm thu nhập cho gia đình, cuộc sống cứ chồng chất khó khăn, túng thiếu...
Nhà có 2 công ruộng nhưng chẳng thu hoạch được gì nhiều. Để có tiền lo miếng ăn, cái mặc cho mẹ, anh và cháu, anh Đen tranh thủ chạy quanh xóm xem ai kêu gì làm nấy. Bao năm qua, gia đình anh Đen tồn tại được phần lớn nhờ vào sự đùm bọc của bà con lối xóm thương tình, người thì cho thêm ít gạo, mớ rau, con cá... để cả nhà sống qua ngày.
Anh Đen đang chăm sóc mẹ già bị tai biến đi lại, sinh hoạt cá nhân.
Đứng bên cạnh mẹ già đã gần 80 tuổi, anh Đen nghèn nghẹn tâm sự, mỗi đêm thấy mẹ đau nhức kêu la, anh rớt cả nước mắt. Anh bảo, mấy lần định đưa mẹ đi viện điều trị bệnh mà coi lại nhà chẳng có gì. Không có tiền, anh đành nuốt nước mắt chịu tội bất hiếu. Rồi hằng đêm thấy anh trai không về thì lòng anh như lửa đốt, sợ có chuyện xảy đến không hay.
Còn đứa cháu đáng thương Huỳnh Công Minh, anh Đen bảo, có đôi khi cháu mải chơi, anh không kiềm lòng được, lỡ tay đánh cháu một cái, cháu nói: “Con không cha, không mẹ mà cậu ba đánh con làm chi”, anh nghe mà thấy lòng mình đau như dao cắt.
Người anh trai của anh Đen có dấu hiệu bị tâm thần. Lúc tỉnh thì đạp xe lang thang nhặt phế liệu bán lấy mấy đồng tiêu vặt.
“Hoàn cảnh đã như vậy rồi tôi biết mong muốn gì lớn hơn nữa. Điều tôi mong nhất là mình có điều kiện để trị bệnh cho mẹ, cho anh trai, rồi còn lo cho cháu Minh có được cái chữ như người ta để sau này đỡ khổ”, anh Đen nói.
Hơn 40 tuổi, lẽ ra cái tuổi này anh đã có thể có một gia đình riêng như bao người đàn ông khác. Vậy mà, anh nói với tôi, anh chấp nhận thành người đàn ông độc thân để có thời gian chăm mẹ tai biến và người anh tâm thần cùng đứa cháu "vô thừa nhận". Anh bảo: Mình ở vậy còn hơn là làm khổ người khác.
Mẹ già, anh tâm thần, cháu còn nhỏ, người đàn ông độc thân này vừa phải lo chăm lo gia đình, vừa nghĩ cách kiếm thêm thu nhập nên hàng xóm kêu anh làm việc gì anh cũng sẵn sàng.
Ngoài trời tắt nắng, đến bữa ăn chiều, người đàn ông độc thân nàylại bắt đầu chuẩn bị rửa nồi, vo gạo nấu cơm. “Kiếp này mình không có hạnh phúc riêng thì chờ đến kiếp sau, chứ mẹ già, anh trai, đứa cháu bơ vơ ở đó, sao bỏ cho đành…”, anh Đen bộc bạch nghe đến nghẹn lòng.
Gác lại việc lập gia đình riêng để lo mẹ, anh, và cháu. Hoàn cảnh của người đàn ông hơn 40 tuổi này rất cần thêm sự sẻ chia.
Người ɱẹ ɫrẻ пgɦẹп пgào: Eɱ ɱuốп được sốпg để пɦìп coп lớп ɱỗi пgày
“Eɱ ɱoпg được gɦéρ ɫɦậп để sốпg với coп ɫrɑi lâu ɦơп. Từ lúc cɦáu được siпɦ rɑ đếп пɑy, ɱẹ ɫɦườпg xuyêп пằɱ việп пêп kɦôпg cɦăɱ sóc cɦáu được. Eɱ ɱuốп được sốпg để пɦìп coп lớп lêп ɱỗi пgày...”.