Cậu bé ɱồ côi 14 ɫuổi cɦỉ пặпg 28kg vì kɦối u "kɦủпg" ăп ɦếɫ bêп đùi: 'Sợ ɦãi đếп bỏ cơɱ, đêɱ пgủ vẫп còп ɱơ ác ɱộпg…'
(Dân trí) - Khối u ở đùi quá lớn, trải qua 4 lần phẫu thuật, vết mổ chằng chịt và quá sâu khiến vết thương khó lành. Lần nào mổ cũng khiến Hoài Phi đau đớn, bị ám ảnh đến mức cứ nghe đến mổ là Phi bỏ ăn, mất ngủ.
22:47 11/01/2022
Ám ảnh khối u tái phát 4 lần
Nhìn cậu bé Trần Hoài Phi (SN 2007) ít ai lại nghĩ Phi đã 14 tuổi. Bởi cháu quá gầy gò, cao 1m57 mà chỉ nặng 28kg.
Không phải Phi không chịu ăn hay suy dinh dưỡng, mà là những liều hóa chất và những cơn đau hành hạ ngày đêm khiến Phi luôn mất ngủ, kém ăn, không thể vận động.
Nhìn vết thương ở đùi trái của Phi mà rùng mình. Những vết sẹo dài to như ngón tay, lồi lõm (có chỗ lõm bằng đầu ngón tay cái) vì bị nhiễm trùng và mổ nhiều lần cùng vị trí.
Cao 1,57m mà Phi chỉ nặng 28kg, người gầy xanh xao, da dẻ đen xạm.
Theo hồ sơ bệnh án, Phi bị sarcoma phần mềm vùng mông đùi trái (một dạng ung thư ác tính có nguồn gốc trong các mô mềm), những khối u liên tục xuất hiện trong khối cơ ở khu vực này làm đùi trái của Phi sưng to, đau nhức, sốt cao liên tục.
Để tách bỏ khối u, Phi đã phải mổ tổng cộng 4 lần từ năm 2016 đến nay, cứ mổ rồi lại tái phát, khối u lần sau càng nhiều hơn lần trước. Trong đó, ca mổ vào tháng 8/2020 là kinh hoàng nhất vì vết mổ quá lớn, vết thương không lành được, mưng mủ nên phải mổ lại để cắt rộng ra lấy mủ, đắp da.
Đợt điều trị kéo dài gần 3 tháng với 2 ca mổ lớn, vết thương nhiễm trùng hành hạ đến mức Phi bị ám ảnh. Giờ nghe ai nói đến chuyện phẫu thuật là Phi sợ hãi, bỏ cơm, nôn mửa, đêm ngủ vẫn còn mơ ác mộng…
Những vết sẹo kinh hoàng còn lưu lại sau 4 ca mổ.
Sau đợt phẫu thuật thứ 4 vào tháng 4/2021 và hoàn tất đợt hóa trị thứ 7, Phi đã được cho về từ tháng 7/2021. Bác sĩ dặn về nghỉ ngơi 20 ngày rồi vào bệnh viện chuyển qua xạ trị.
Nhưng ngay sau đó là dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát, TPHCM tiến hành giãn cách, đi lại giữa các tỉnh thành rất khó khăn, chị Yến không thể đưa con vào tái khám.
"Lúc đó không có xe khách, mà gọi xe cấp cứu lên bệnh viện rất xa, tiền xe gần cả chục triệu đồng. Khi đó dịch không ai đi làm được, mượn tiền rất khó khăn nên em nấn ná không đi, trễ hẹn tái khám đến gần 3 tháng", chị Trần Thị Kim Yến (sinh năm 1982, mẹ bé Phi) cho hay.
Tháng 11/2021, khi đã chuyển sang tình trạng bình thường mới, đi lại dễ dàng hơn, chị Yến đưa con vào lại bệnh viện Ung bướu TPHCM điều trị thì khối u đã sưng to trở lại, không thể xạ trị mà phải mổ cắt bỏ khối u, hoặc tiến hành một phác đồ hóa trị mới.
Khối u tái phát lần thứ 4, Phi phải vào phác đồ hóa trị mới sau 4 ca mổ và 7 đợt hóa trị.
Bất lực nhìn con đau đớn hằng đêm
Theo bác sĩ điều trị, khu vực xuất hiện hạch của Phi đã tổn thương rất nhiều, mổ lần nữa rất nguy hiểm nên phải tiến hành các xét nghiệm đánh giá, lên phác đồ hóa trị mới với 4 chu kỳ.
Nghe đến việc vào phác đồ mới, chị Yến bủn rủn cả tay chân vì không biết kiếm đâu ra tiền chi trả. Chị chia sẻ, nhờ có bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo mà chị còn có thể ráng điều trị cho con suốt 4 năm qua.
Nhưng dù bảo hiểm chi trả gần hết viện phí thì chị vẫn phải trả thêm khoảng 10 triệu đồng cho mỗi đợt hóa trị, mấy chục triệu đồng cho một ca phẫu thuật, chưa kể tiền thuốc đặc trị ngoài danh mục bảo hiểm, tiền ăn uống, tàu xe đi lại, tiền xét nghiệm Covid-19…
Cậu bé Hoài Phi mồ côi cha từ năm 4 tuổi.
Chị kể, chồng chị là tài xế xe tải đường dài. Trong một lần chở hàng về Đồng Nai thì anh bị đột quỵ, ngất ngay khi đang vác hàng xuống xe. Cú ngã mạnh cộng với cơn đột quỵ nặng nên anh không qua khỏi, để lại vợ trẻ, mẹ già và con nhỏ. Khi cha mất, Hoài Phi chỉ mới 4 tuổi.
Từ đó đến nay, chị Yến ở vậy nuôi con, chăm mẹ già yếu không đi lại được và người anh bị câm bẩm sinh. Khi chồng còn sống, chị Yến chỉ quanh quẩn lo việc nhà và trồng 4 sào lúa. Khi chồng mất đi, bao nhiêu chi tiêu đổ lên đầu chị.
"4 sào ruộng nhà em mỗi năm làm 2 vụ, mỗi vụ thu được 1,2 tấn lúa thì làm sao đủ sống hả anh. Em phải xoay ra bán hàng lặt vặt tại chợ, đi làm thuê… để kiếm thêm tiền thuốc cho mẹ, tiền ăn cho cả nhà", chị Yến tâm sự.
Cứ cách 12 tiếng, Hoài Phi phải uống 1 viên morphine nhưng cơn đau vẫn hành hạ, không thể nằm mà ngủ ngồi trong lòng mẹ.
Cuộc sống đang quá chật vật thì tai nạn ập đến, bệnh tình hiểm nghèo của bé Phi khiến chị tán gia bại sản, vay nợ khắp nơi.
Có lúc quá khổ, tưởng chừng như muốn buông tay. Nhưng đêm đến, nhìn con không ngủ được, ôm đùi kêu khóc vì đau đớn là chị không chịu nổi.
Chị Yến thổn thức: "Làm sao nhẫn tâm nhìn con mình đau đớn nằm chờ chết được anh ơi!".
Nhưng giờ đây, đứng trước phác đồ điều trị mới thì chị bất lực. 4 năm trời cố gắng đã vắt kiệt tài sản gia đình chị, giờ có mấy người quen nghe chị gọi điện mà không sợ chị mượn tiền.
Mà đi vay nóng bên ngoài thì chị Yến không dám. Cảnh mẹ góa, con côi, bà ngoại già yếu thì lấy đâu ra tiền trả nợ vay lãi nặng, lấy ai bảo vệ khi xã hội đen đến nhà…
Vậy là, chị đành nhìn con đang cầm cự với căn bệnh bằng những viên thuốc morphine để giảm đau mà bất lực, lòng rất muốn cứu con mà chẳng biết làm sao…
Nhìn con đau đớn hằng đêm, chị Yến không đành lòng buông tay, đưa con về nhà chờ chết.
Mở ɫɦùпg đồ ɫiếρ ɫế củɑ bɑ ɱẹ, cɦàпg ɫrɑi oà kɦóc пức пở kɦi ɫɦấy ɱộɫ ɫɦứ ɱẹ léп bỏ vào kɦôпg báo ɫrước
Đi ăп пeɱ kɦácɦ đọc biểп ɦiệu xoпg cɦạy ɱấɫ déρ, xeɱ quảпg cáo củɑ ɫiệɱ cầɱ đồ ‘uy ɫíп’ bêп cạпɦ còп cɦoáпg ɦơп пữɑ