Cɦàпg siпɦ viêп Nɦạc việп xấu số ɫắɫ lịɱ пiềɱ đɑɱ ɱê sɑu kɦi ɦứпg cɦịu vụ ɫɑi пạп "ɫɦậρ ɫử пɦấɫ siпɦ"
Trên đường lên trường Nhạc viện Sài Gòn để nhập học, chàng tân sinh viên Đỗ Văn Lưu bất ngờ gặp tai nạn “thập tử nhất sinh”. Kể từ đó, niềm đam mê về những phím đàn, những bản nhạc đành khép lại trong nước mắt và nỗi đau đớn đến tột cùng của anh.
20:35 28/07/2021
Những ngày chớm lạnh, khi những cơn mưa lất phất đã dày lên, đứng trước ngôi nhà nhỏ của ông Đỗ Như (75 tuổi, thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), bước chân chúng tôi như khựng lại, lòng nặng trĩu một nỗi xót xa.
Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi đó là toàn bộ ngôi nhà ông Như dường như chẳng còn chỗ nào lành lặn nên phải vá chằng, vá đụp để tránh rét bởi những tấm ni lông to đã ngả màu đen vì bụi bẩn.
Ngồi trên chiếc xe lăn tự chế đã cũ mòn, chàng tân sinh viên trường Nhạc viện Đỗ Văn Lưu (con trai ông Như) chân tay không hoạt động được nhưng đầu vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận biết những vị khách nên anh khẽ chào mọi người.
Từ một sinh viên trường Nhạc, anh Lưu trở nên tàn tật sau vụ tai nạn kinh hoàng.
Chứng kiến cảnh con đau đớn, đòi chết, ông Như không cầm lòng được.
Vận trên mình chiếc áo phông ba lỗ đã rách mà mẹ anh mua được bằng tiền bán những mớ rau chắt chiu ngoài vườn nên anh trân quý lắm! Anh bảo, chiếc áo đã rách từ lâu nhưng mắt mẹ kém rồi không xỏ kim được thành ra chưa thể khâu. Cùng với chiếc quần rộng thùng thình phải khoét thủng để anh đeo túi bóng đi vệ sinh đã mười mấy năm qua.
Anh Lưu từ ngày bị tai nạn không tự chủ làm được gì mà phải bố giúp.
Đang ngồi hỏi han anh Lưu thì từ ngoài sân ông Như đi làm về. Ở độ tuổi 75 nhưng ông vẫn nhận làm thuê những gì người ta mướn để mong kiếm được chút tiền chăm con. Gương mặt khắc khổ, già nua, ông ngồi thở hổn hển, chốc chốc mới đáp được câu hỏi của chúng tôi.
“Tôi đi làm nhưng phải căn giờ để về vì còn phải dọn những thứ cháu vệ sinh. Thấm thoắt cũng mười mấy năm rồi cô chú ạ. Nếu như nó không gặp tai nạn thì giờ cũng đi làm lâu rồi, nó cũng sẽ có vợ, có con để sum vầy bên chúng tôi”.
Ông Như đau đớn nhắc đến ước mơ, hoài bão của con trai.
Nói dứt lời, cũng là khi đôi mắt ông đỏ hoe, ậng nước. Đôi bàn tay nhăn nheo còn lấm bẩn, ông khẽ đưa lên quệt ngang dòng nước mắt, sụt sùi nhớ lại ngày đen tối của gia đình mình.
Trước đây vì ở quê quá nghèo không có đủ cái ăn nên gia đình ông cả vợ chồng, con cái đã kéo nhau vào ĐắK LắK làm kinh tế mới. Và cũng chính tại mảnh đất đỏ bazan đầy nắng, đầy gió ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu con trai Đỗ Văn Lưu để anh thi đỗ và theo học tại trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh ĐắK LắK đến hết năm thứ 2.
Vì đam mê nghệ thuật từ những nốt nhạc, những bài hát, nên kết thúc 2 năm học tại tỉnh, anh Lưu thi lên học tiếp tại trường Nhạc viện Sài Gòn với bao mơ ước hoài bão. Ngày con háo hức lên đường nhập học, không ai ngờ rằng đó lại là ngày định mệnh đóng sập niềm đam mê âm nhạc của anh.
Ông ước thêm một lần được đưa con đến bệnh viện.
“Con đang lên trường nhập học thì bị tai nạn xe đâm, kết quả nó bị chấn thương toàn thân, nặng lắm nên phải đưa đi cấp cứu. Tại ĐắK LắK, bác sĩ chuyển lên Sài Gòn, trải qua rất nhiều bệnh viện với những cuộc phẫu thuật liên tục, cuối cùng nó mới tỉnh.
Ông trời còn thương không mang nó đi mất, nhưng nó bị liệt, đầu óc vẫn nhận ra bố mẹ nhưng không còn nhanh nhạy như xưa. Nó không còn nhớ nhiều nữa nhưng nếu đưa đàn cho thì con đánh được, những bản nhạc cứ thế tuôn ra như đã ăn vào trong máu của nó vậy đấy”, ông Như tâm sự mà lòng đầy xót xa nhìn con.
Ước mơ đóng lại, tương lai cũng mịt mờ, cả gia đình lao đao những ngày ăn cơm bệnh viện, ngủ hành lang và đi vay nóng, vay lãi để cố cứu mạng sống của anh.
Ông nhớ da diết tiếng đàn của con.
Con gặp nạn, cả gia đình ông không thể trụ lại được ở mảnh đất hứa nữa nên phải trở về quê từ năm 2004 vì còn có họ hàng để nương tựa lúc đói ăn, thiếu thốn. Số phận con đã an bài, con đau một, bố mẹ đau mười khi chứng kiến cảnh con khóc vật vã, như hóa điên, hóa dại trước cơ thể tàn tật của mình.
“Nó đòi chết vì nó chẳng còn gì cả. Lúc đó cả tôi, bà nhà tôi và nó nữa chỉ biết ôm nhau khóc thôi. Thương con lắm nhưng bố mẹ biết làm gì cho con đây. Một số người bảo cho con đi tập phục hồi chức năng trên Hà Nội, nhưng tiền lấy đâu ra, giờ đến bữa ăn nhà tôi cũng phải chật vật lắm cô ạ” – Ông Như cố gắng quay mặt vào trong tường để giấu đi những giọt nước mắt trực trào ra khoé mắt khi nhắc đến hoàn cảnh của cậu con trai.
Anh Lưu nằm khóc, nghĩ bản thân giờ chỉ là kẻ tàn phế sau vụ tai nạn thảm khốc năng xưa.
Nghèo khổ, cùng đường khiến ông Như chỉ còn biết ngậm ngùi khóc một mình khi tránh được ánh nhìn của con. 75 tuổi rồi, ông đã đi gần hết cuộc đời mình nhưng nỗi đau và sự lo lắng cho con trai dường như chưa giây phút nào nguôi ngoai.
Ông ước con một lần nữa được đưa con đi viện, được có bát cơm đủ đầy, bởi ông già rồi, sức đã kiệt quệ, chẳng biết sống được bao lâu nữa mà gồng gánh cả gia đình này!?.
Đúпg 10 пgày cuối cùпg củɑ ɫɦáпg 6 âɱ lịcɦ, 3 coп giáρ пày sẽ ‘GÁNH LỘC VỀ NHÀ’ giàu sɑпg kɦôпg ɑi sáпɦ kịρ
Tɾoпg 10 пgày cᴜối cùпg củα ɫɦáпg 6 âм ℓịcɦ ℓà ɫɦời ᵭiểм ɓạп ᵭược Tɦầп Tài cɦe cɦở, ʋì ʋậy ᵭườпg ɫài ℓộc ʋô cùпg ɦαпɦ ɫɦôпg ɾộпg мở.