Cɦàпg ɫrɑi ɫậɫ пguyềп đi xe lăп ròпg rã 7 пgày về quê ɫráпɦ djcɦ: xe cũ kỹ, sạc đầy cɦỉ đi 50kɱ

Suốt từ ngày tình hình nCov bùng phát dữ dội tại các tỉnh thành phía Nam, từng đoàn người lao động hối hả trở về quê hương, bằng đủ loại phương tiện. Em đã từng rất xúc động trước những người phải đi xe đạp, đi bộ hàng trăm cây số để về quê, nhưng khi đọc được câu chuyện của một nam thanh niên về quê bằng xe lăn, em không cầm được nước mắt các mẹ ạ. Cuộc sống sao quá vất vả với những người lao động, chỉ mong rằng mọi người đều bình an trở về nhà các mẹ ạ.

20:19 06/08/2021

Do tình hình nCoV diễn biến phức tạp, nhiều người lao động rơi vào cảnh mất việc làm, không có thu nhập, cuộc sống vô cùng khó khăn và không thể bám trụ lại được thành phố. Dù đường xá xa xôi, phương tiện có thiếu thốn, ai cũng cố gắng trở về, với mong muốn sớm được đặt chân lên mảnh đất quê hương. Người đi xe máy, người đi xe đạp, có người đi bộ, thậm chí là đi cả xe lăn.

hình ảnhAnh Trần Văn Trường với đôi chân teo tóp và thân hình gầy guộc trên chiếc xe lăn về quê - Ảnh: 2Sao

Chàng trai Trần Văn Trường, sinh năm 1998 ở An Hòa Hải, Tuy An, Phú Yên đã quyết định về quê trên chiếc xe lăn của mình. Chia sẻ về hoàn cảnh éo le của mình, Trường tâm sự năm 1 tuổi, anh bị sốt rồi lên cơn co giật, từ đó đến nay phải ngồi xe lăn.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 16 tuổi, Trường đã phải một thân một mình vào TP.HCM mưu sinh bằng nghề bán vé số để nuôi sống bản thân. Thời gian vừa qua, do tình hình nCoV diễn biến phức tạp, Trường không thể đi bán vé sống và chỉ có thể ở phòng trọ, cầm cự sống qua ngày.

"Vì tình hình nCoV nên mình không thể ra ngoài bán vé số được nữa, chỉ toàn ở phòng trọ, mà không có tiền, không có thu nhập nên cố mãi mà không thể cầm cự được, mình đành phải quyết định về quê", Trường chia sẻ.

hình ảnhTrường được nhiều người giúp đỡ trên đường đi - Ảnh: 2Sao

Không có phương tiện nào để đi, thậm chí không thể đi bộ, ngày 29/7, Trường đành liều mình về quê trên chiếc xe lăn cũ kỹ. Chiếc xe lăn của anh chạy điện nên mỗi khi hết điện phải sạc mới có thể đi tiếp. Mỗi lần sạc đầy chỉ đi được khoảng 50 km.

"Lúc đầu, mình rất hoang mang vì quãng đường rất là dài. Trên đường mình về quê thì cũng được nhiều người giúp đỡ, có người phát cơm, phát thức ăn, đồ uống miễn phí. Mình ngồi trên chiếc xe lăn cứ chạy hoài chạy hoài. Lúc nào hết điện thì vào cây xăng, có chỗ cho sạc nhờ có chỗ không", Trường cho biết.

Khi đến địa phận Cam Ranh, Trường đuối sức và phải nhờ mọi người giúp đỡ. Tại đây, hội bạn hữu đường xa tỉnh Khánh Hòa đã đưa anh lên ô tô về đến địa phận Phú Yên. Đến trưa 4/8, Đội SOS Hội chữ thập đỏ Phú Yên đã đón anh về xã An Hòa Hải, Tuy An.

hình ảnh

hình ảnhHội bạn hữu đường xa tỉnh Khánh Hòa và Đội SOS Hội chữ thập đỏ Phú Yên giúp đỡ anh Trường đi ô tô về quê - Ảnh: 2Sao

"Quãng đường về quê rất mệt mỏi, vất vả. May nhờ có hội bạn hữu đường xa tỉnh Khánh Hòa và Đội SOS Hội chữ thập đỏ Phú Yên giúp đỡ rất nhiệt tình nên mình có thể về quê an toàn", Trường xúc động chia sẻ về tình người mà anh nhận được trên hành trình hồi hương.

Hiện tại, Trường đang ở trong khu cách ly tại xã An Hòa Hải. Khi hết thời gian cách ly, anh có thể trở về bên gia đình.

hình ảnhNghĩ đến cảnh thanh niên tật nguyền này đội nắng đội gió, một mình trên chiếc xe lăn cứ đi hoài, đi mãi để về quê mà thấy lòng như nghẹn lại. Nhưng dù hoàn cảnh khó khăn, anh vẫn luôn nở nụ cười lạc quan, mà cuộc sống như cũng mỉm cười lại với anh, khi luôn có người tốt dang tay giúp đỡ, đưa anh về quê nhà an toàn. Giữa lúc nCoV phức tạp, cuộc sống khó khăn, đọc những câu chuyện như thế này mà ấm lòng các mẹ ạ.

Tags:
Bị điệп cɑo ɫɦế ρɦóпg cụɫ ɫɑy cɦâп, ôпg bố ɫrẻ ɫỉпɦ dậy ɦéɫ lêп ɦoảпg loạп:'ɫươпg lɑi ɱờ ɱịɫ'

Bị điệп cɑo ɫɦế ρɦóпg cụɫ ɫɑy cɦâп, ôпg bố ɫrẻ ɫỉпɦ dậy ɦéɫ lêп ɦoảпg loạп:"ɫươпg lɑi ɱờ ɱịɫ"

Lúc mới tỉnh dậy thấy mình bị cắt cụt chân tay, Cường hoảng loạn hét lên trong tuyệt vọng rồi lịm đi. Giờ đây em phải chấp nhận sự thật đau đớn, chỉ ước có tay chân giả để có thể đi lại được kiếm tiền nuôi con.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất