Chỉ số bình đẳng giới của Nhật Bản tụt xuống thấp nhất từ trước tới nay

Theo “Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2019″ được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố vào ngày 17/12, Nhật Bản xếp hạng thứ 121 trên 153 quốc gia được khảo sát về bình đẳng giới, tụt 11 bậc so với năm trước, thấp hơn các nước châu Á lớn khác như Việt Nam (hạng 87) Trung Quốc (hạng 106) và Hàn Quốc (hạng 108). Sự tụt hạng này được cho là do sự chậm trễ tham gia chính trị của phụ nữ Nhật Bản, được cho là thấp nhất trong các nước phát triển.

19:00 18/12/2019

Chỉ số bình đẳng giới phân tích vị thế của phụ nữ trên bốn lĩnh vực: kinh tế, chính trị, giáo dục và y tế và dựa vào đó để xác định thứ hạng tổng thể.

Về chính trị, Nhật Bản được xếp hạng 144, giảm 19 so với năm trước. Theo WEF, phần trăm phụ nữ trong quốc hội của nước này chỉ khoảng 10%, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Và tuy chính quyền của thủ tướng Abe đã tích cực thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nhưng sự tham gia chính trị được đánh giá là không thuận lợi.

Về kinh tế, phụ nữ Nhật được đánh giá tăng 2 thứ hạng so với năm trước lên vị trí 115, nhưng con số này vẫn ở mức thấp. Việc thiếu các nhà quản lý và lãnh đạo nữ dẫn tới thu nhập chung của phụ nữ Nhật thuộc hàng thấp. Và khi tại Nhật Bản quá trình tự động hóa ngày càng phát triển thì các vị trí công việc của phụ nữ có nhiều khả năng sẽ càng chịu tác động nặng nề hơn so với nam giới.

Theo WEF xu hướng phụ nữ tham gia chính trị đang được mở rộng đáng kể trên toàn thế giới và sẽ chỉ mất 99,5 năm để loại bỏ hoàn toàn khoảng cách giới, ngắn lại so với 108 năm được dự đoán từ những năm trước.

Nguồn: https://r.nikkei.com/article/DGXMZO53440060X11C19A2EAF000

Theo: isenpai.jp

Tags:
Phim về kinh nguyệt gây chú ý ở Nhật

Phim về kinh nguyệt gây chú ý ở Nhật

Phim "Little Miss Period" được khen ngợi là bước tiến cởi mở và nỗ lực phá vỡ định kiến về vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất