Chiêu kinh doanh của nhà trọ truyền thống Nhật Bản: Đóng cửa một số ngày trong năm

Ngày càng có nhiều nhà trọ truyền thống ở Nhật Bản đóng cửa một số ngày nhất định hàng năm. Điều này giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nhân sự và gia tăng lợi nhuận.

06:00 30/07/2019

Các nhà trọ truyền thống của Nhật Bản gọi là ryokan, thường hoạt động quanh năm, nhưng truyền thống đó đang nhường chỗ cho một xu hướng mới để giải quyết tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng của đất nước này. Và họ đã gặt hái những lợi ích bất ngờ.

Chiêu kinh doanh của nhà trọ truyền thống Nhật Bản: Đóng cá»­a một số ngày trong năm

Tại thành phố Komoro, tỉnh Nagano, Hishino Onsen Yakushikan hiện đóng cửa vào thứ hai và thứ ba trong mùa đông, khi việc kinh doanh có xu hướng chậm lại. Trong thời gian còn lại của năm, nhà trọ này đóng cửa vào thứ ba, ngoại trừ chuỗi Tuần lễ vàng các ngày lễ quốc gia từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và trong lễ hội Bon vào tháng 8.

Động thái này giúp các nhà trọ giảm bớt số lượng nhân viên làm thêm giờ hàng năm, tăng lương và tăng lợi nhuận ròng khoảng 30% trong năm cho đến tháng 5. Ngoài ra, những lợi ích khác phải kể đến là hóa đơn dịch vụ giảm đáng kể và xếp hạng trung bình của nhà trọ được cải thiện trên website về du lịch. Những điều này giúp cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên.

Các nhà quản lý nhà trọ không theo đuổi việc tăng lợi nhuận khi quyết định hoạt động liên tục trong 365 ngày/năm. Họ thật sự đã tự làm khó mình. Nhân lực hoạt động trong ngành công nghiệp nhà ở của đất nước mặt trời mọc thường rất khó được nghỉ phép. Điều này khiến nhiều người làm trong các nhà trọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản, tỷ lệ về cơ hội việc làm dành cho các ứng viên trong ngành khách sạn là 3,97 so với 1,38 cho tất cả các ngành khác.

Ngành công nghiệp lưu trú được biết đến với thời gian làm việc dài, sáng sớm và ca đêm muộn. Tỷ lệ doanh thu của nó cao. Chính sách về việc có những ngày đóng cửa trong năm mới này giúp tăng sự hấp dẫn đối với những lao động triển vọng.

Một đạo luật mới quy định thời gian làm ngoài giờ ở mức 100 giờ/ mỗi tháng và bắt buộc đối xử công bằng hơn với nhân viên là lý do để nhà trọ truyền thống Nhật Bản ở tỉnh Ishikawa đóng cửa 12 ngày một năm.

Tập đoàn Kagaya, nơi có nhà trọ trong khu nghỉ dưỡng Wakura Onsen của tỉnh Ishikawa, đã tham gia vào xu hướng đóng cửa hoạt động vào một số ngày nhất định.

Tập đoàn đóng cửa 5 nhà trọ của mình trong 12 ngày một năm. Thời gian đóng cửa thường là lúc có ít khách, như trong mùa thấp điểm truyền thống từ tháng 1 đến tháng 2. 200 nhân viên lễ tân và nhân viên phục vụ của Kagaya được nghỉ trong những ngày này.

Kagaya tổ chức thử nghiệm hình thức này vào năm ngoái, đóng cửa vào một số ngày nhất định. Tháng 4 vừa qua, tập đoàn chính thức áp dụng vào hệ thống của mình khi đạo luật "cải cách phong cách làm việc" có hiệu lực.

Yutaka Kosaki, Giám đốc điều hành của tập đoàn, cho biết, “Tập đoàn áp dụng chính sách này nhằm mục đích thể hiện nỗ lực cải cách phong cách làm việc của mình với hy vọng thu hút nhân sự lao động".

Tại khu nghỉ dưỡng Nishiura Onsen ở quận trung tâm của Nhật Bản, Tenkukaiyu No Yado Suehiro, từ tháng 6 đã bắt đầu đóng cửa vào thứ ba, thứ tư và thứ năm, thời điểm có rất ít khách ở lại nhà trọ. Mọi người đều nghỉ vào những ngày này trừ nhân viên bộ phận đặt phòng.

Trong 5 năm qua, tỷ lệ lấp đầy của nhà trọ ở mức khoảng 50% vào những ngày giữa tuần này. Nhà trọ cũng đã đưa ra các biện pháp khác để cải thiện lợi nhuận. Nhân viên bây giờ có nhiều trách nhiệm hơn trước, và khách hàng ở trọ ban ngày được phục vụ với các dịch vụ mở rộng.

Chiêu kinh doanh của nhà trọ truyền thống Nhật Bản: Đóng cửa một số ngày trong năm - Ảnh 1.

Một nhà trọ truyền thống tại Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Các khách sạn kiểu phương Tây bên ngoài Tokyo cũng đang cắt giảm ngày hoạt động. Năm tới, khách sạn Shiroyama Hotel Kagoshima, ở phía tây nam thành phố Kagoshima, dự kiến sẽ đóng cửa 2 ngày ngày 18-19/2. Những ngày này theo truyền thống có tỷ lệ lấp đầy thấp và sau Tết Nguyên đán, rất đông khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản.

Đây sẽ là lần đầu tiên, khách sạn sẽ dừng hoạt động hoàn toàn. Trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4, khách sạn có kế hoạch đóng cửa tổng cộng 5 ngày. Bên cạnh những ngày nghỉ trong tháng 2, nó sẽ treo biển hiệu "đóng cửa" vào tháng 7, trước mùa du lịch ở ở thời kỳ cao điểm truyền thống của Nhật Bản.

Khách sạn Takinoyu ở khu nghỉ mát Tendo Onsen của tỉnh Yamagata vào tháng tới sẽ đưa ra chính sách cho phép nhân viên nghỉ một số ngày theo nhu cầu cá nhân và có thể nghỉ việc vào những dịp như sinh nhật của các thành viên trong gia đình.

Hệ thống xây dựng từ năm 2015 này đã bắt đầu đóng cửa vào một số ngày. Hiện tại, nó đóng cửa 12 ngày một năm. Hệ thống mới này là sự mở rộng của một chế độ phúc lợi trước đó, cho phép nhân viên nghỉ vào ngày sinh nhật.

Tại thành phố Suzaka của tỉnh Nagano, Seni Onsen Iwanoyu đóng cửa 35 ngày một năm.

"Bạn muốn có những ngày nghỉ đặc biệt, kể cả bạn là khách hàng hay nhân viên", Chủ tịch Tatsumi Kanai nói.

Nhà trọ truyền thống với sự nuông chiều khách thuê giúp nó trở nên phổ biến, hiện hoạt động với tỷ lệ lấp đầy hơn 95% trong suốt cả năm. Và Kanai nói rằng ông không cảm nhận được tác động của khủng hoảng lao động ở Nhật Bản.

"Tôi thật sự không cảm thấy chúng tôi thiếu nhân sự," ông nói, "bởi vì chúng tôi có nhiều người trẻ làm việc chăm chỉ".

Theo: cafebiz.vn

Tags:
Du lịch thiên nhiên, hái trái cây ở Nhật Bản: Những điều cần lưu ý

Du lịch thiên nhiên, hái trái cây ở Nhật Bản: Những điều cần lưu ý

Những chuyến du lịch thiên nhiên không còn quá xa lạ với du khách nhưng xu hướng đi du lịch thiên nhiên kết hợp với hái trái cây tươi đang rất thịnh hành hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất