Cɦốпg dịcɦ 2 ɫɦáпg kɦôпg về được пɦà, cɦiếп sĩ bậɫ kɦóc kɦi ɫɦấy coп пói пɦớ bɑ: "Bɑ ɦứɑ về với coп ɱà"

Suốt 2 tháng qua, người chiến sĩ CSGT đã không thể về nhà để gặp gia đình. Dù vậy, anh vẫn gác nỗi lo sang một bên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

21:41 22/08/2021

Đối với một người chiến sĩ như Thiếu tá Lê Hoàng (thuộc Đội CSGT - TT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM), ngày 19/8 được xem là ngày kỷ niệm lực lượng đặc biệt nhất. Thế nhưng, trong năm nay, nó lại mang một nỗi niềm hoàn toàn khác.

Bởi trong ngày trọng đại này, anh lại chỉ được gặp gia đình thông qua chiếc điện thoại nhỏ. Nhắc đến cô con gái, anh lại bật khóc nức nở. Bởi đã 2 tháng này, vị thiếu tá này không thể trở về nhà, dù con có nói nhớ ba đến đâu cũng chẳng làm được điều gì khác.

 
Nhắc đến gia đình, vị chiến sĩ CSGT lại rưng rưng nước mắt. (Ảnh: Thanh Niên)Nhắc đến gia đình, vị chiến sĩ CSGT lại rưng rưng nước mắt. (Ảnh: Thanh Niên)

Theo Thanh Niên, Thiếu tá Hoàng đã có 19 năm kinh nghiệm trong ngành. Thế nhưng, trong suốt gần 20 năm đó, đây có lẽ được xem là ngày kỉ niệm lực lượng đáng nhớ nhất đối với anh. Bởi suốt 2 tháng qua, anh chưa một lần được về nhà, gặp mặt gia đình. Mỗi ngày, anh đều nhiệt huyết tham gia vào công tác chống dịch, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người.

Tuy bản thân anh biết mình đang làm một công việc cao quý, thế nhưng nỗi lòng nhớ nhà vẫn không bao giờ nguôi. Bên cạnh đó, ba anh cũng vừa mới nhận kết quả dương tính với nCoV, vì vậy nỗi lo của người chiến sĩ cũng trở nên nhiều hơn trước. Sau mỗi cuộc điện thoại với con, nước mắt người cha lại lăn dài trên má. Nhớ con, lo cho gia đình nhưng trách nhiệm trên đôi vai vẫn giúp cho anh mạnh mẽ từng ngày.

 
Những cuộc điện thoại hiếm hoi giữa Thiếu tá Hoàng và con gái. (Ảnh: Thanh Niên)Những cuộc điện thoại hiếm hoi giữa Thiếu tá Hoàng và con gái. (Ảnh: Thanh Niên)

Tối ngày 17/8, sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, mồ hôi còn ướt sũng lưng áo vàng, Thiếu tá Hoàng cũng chẳng hề bận tâm, lấy điện thoại gọi ngay cho gia đình. Vừa nghe máy, con trai nhỏ của anh đã không khỏi vui mừng khi được thấy ba. Cậu nhóc 3 tuổi nhỏ giọng hỏi ba: "Ba nói mai ba về sao ba chưa về. Ba nói ba về ba đưa con đi chơi mà."

Trước lời trách yêu từ con trai, vị Thiếu tá chẳng biết phải làm gì, bởi chính anh cũng hiểu, bản thân không thể về nhà trong nay mai được. Vì vậy, anh chỉ đành nhẹ nhàng động viên và hứa với con: "Từ từ hết dịch ba về..." Nói chuyện với con một hồi, anh lại hỏi vợ về sức khoẻ của từng thành viên trong gia đình. Vợ anh dù rất lo nhưng khi nghe chồng an ủi "Ráng đi, qua dịch nha", cũng yên tâm phần nào.

Kể về gia đình, anh chỉ nhìn xa xăm, cố kìm nén những giọt nước mắt của mình. Sau khi lấy lại bình tĩnh, vị Thiếu tá mới bày tỏ: "Hai đứa nhỏ đứa nào cũng nói nhớ ba, mình cũng rất nhớ nó nhưng không còn cách nào để về, chỉ nhìn vô màn hình. Trẻ thì nó vô tư, mình ở đây, chỉ khóc thôi… Nhiều khi bé út 3 tuổi đòi ba rồi khóc, mình lại nói mai ba về, bé 5 tuổi thì hiểu chuyện hơn, dỗ em nín. Thương lắm nhưng mình là CSGT, trong lúc này phải vì người dân, vì cộng đồng làm các công tác cho qua mùa dịch này”.

Còn theo chị Nguyễn Thị Thu Thủy - vợ chiến sĩ CSGT Lê Hoàng tâm sự, anh là người rất yêu gia đình, dù vất vả thế nào cũng không quên gọi điện về cho con. Chị kể: "Khi nghe tin ba bệnh, anh cũng rối và lo lắng nhiều, vậy nhưng vẫn trấn an vợ bình tĩnh, xử lý từng chuyện một. Lúc này, tôi cũng mong TP.HCM hết dịch để cả 2 vợ chồng có nhiều thời gian hơn bên gia đình, con nhỏ".

 
Các chiến sĩ CSGT đang tất bật làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch. (Ảnh: Công An Nhân Dân)Các chiến sĩ CSGT đang tất bật làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch. (Ảnh: Công An Nhân Dân)

Được biết, thiếu tá Hoàng hiện đang là tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát lưu động trong những ngày CSGT siết kiểm tra theo Chỉ thị 16. Những ngày vừa qua, để đảm bảo an toàn phòng dịch, anh và các đồng nghiệp của mình đã phải liên tục trực ở các chốt kiểm soát và tuần tra trên đường. Ngay cả khi trời nắng gắt hay mưa to, họ vẫn không được rời vị trí của mình. Khi muốn nghỉ ngơi, họ sẽ không trở về nhà mà đến khu tập thể của đơn vị. Như vậy có thể chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi được điều động, cũng là để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người thân.

Gần 20 năm gắn bó với nghề, đây là lần đầu tiên anh xa gia đình lâu đến vậy. Cũng trong khoảng thời gian này, anh mới hiểu cảm giác lo cho người thân nhưng không thể về thăm là như nào, cảm giác quả thật khó nói thành lời.

Những ngày gần đây, do phải làm việc với tần suất lớn, lại thêm những nỗi lo chất chồng lên đôi vai đã khiến Thiếu tá Hoàng phờ phạc. Đến khi về đơn vị, cơ thể anh lại mệt mỏi rã rời. Đối với anh, mong ước lớn nhất chính là sớm đẩy lùi được dịch bệnh, quay trở lại cuộc sống thường ngày.

 
CSGT kiểm tra giấy tờ của người đi đường trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)CSGT kiểm tra giấy tờ của người đi đường trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

Không chỉ Thiếu tá Hoàng, nhiều chiến sĩ, cán bộ cảnh sát...ngoài kia cũng đang phải rất cố gắng để đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. Họ chấp nhận tạm xa gia đình, đặt hạnh phúc của bản thân sang một bên để có thể phục vụ vào công tác phòng dịch. Tinh thần nhiệt huyết đó quả thật rất đáng quý và trân trọng.

Vì vậy, để góp thêm sức mạnh cho họ, mỗi chúng ta nên thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng dịch và tự chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân.

Tags:
Cɦồпg giờ cɦỉ còп dɑ bọc xươпg, пgười ɱẹ пgɦèo lặп lội пuôi 5 coп пɦỏ: 'Kɦôпg còп gì bấu víu..'

Cɦồпg giờ cɦỉ còп dɑ bọc xươпg, пgười ɱẹ пgɦèo lặп lội пuôi 5 coп пɦỏ: "Kɦôпg còп gì bấu víu.."

Anh Đinh Văn Luân (SN 1983, ở xóm 13, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) bị trượt chân ngã xuống đất khi đang cố gắng khơi đường nước bị tắc trên mái nhà. Đã 1 năm kể từ ngày tai nạn xảy đến, anh Luân vẫn nằm liệt giường, thân hình chỉ còn da bọc xương.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất