Chuyện gì xảy ra khi dằm hoặc miếng gỗ nhỏ đâm vào tay? Đừng coi thường vì rất nguy hiểm!
Một miếng dằm hay một miếng gỗ nhỏ vô tình đâm vào tay thường được cho là chuyện nhỏ và chẳng có vấn đề gì hết. Nhưng đừng quá tự tin, trong thực tế vấn đề này không đơn giản như những gì chúng ta tưởng tượng.
07:00 20/08/2018
Thông thường nhiều người cắn răng chịu đau để nhổ miếng dằm đó ra khỏi tay và rửa qua nước sạch là xong vấn đề. Việc này là cần thiết vì dù những miếng dầm đó bé tý tẹo thôi nhưng chúng thật sự nguy hiểm đến bạn đó.
Bị dằm đâm vào tay rất khó chịu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. (Ảnh: www.likehack.ru)
Dằm là tên gọi những mảnh gai, gỗ, tre nứa nhỏ và nhọn, đâm gây trầy xước hoặc nằm lại trong da. Khi chúng cắm vào da của chúng ta, hệ miễn dịch của cơ thể ngay lập tức phản ứng với sự xâm nhập này. Các tế bào miễn dịch ngay được tập trung đến vị trí bị tổn thương khiến vùng da đó đỏ lên, vì các tế bào không có khả năng đẩy miếng dằm ra nên tế bào bạch cầu sẽ hình thành một lớp màng chắn bảo vệ có chức năng để chặn đứng vật thể lạ tại chỗ đó.
Nhưng thường những miếng gỗ nhỏ thường chứa tinh dầu tự nhiên, vì vậy lớp dầu này sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch khiến vết thương bị sưng tấy lên. Còn những miếng dằm lại chứa vi khuẩn và nấm nên khi đi vào cơ thể, chúng sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) gây ra những vết phồng rộp, mưng mủ trên da hoặc có thể là sốt, cảm lạnh.
Nếu “đen đủi” hơn, bạn có thể bị uốn ván do nhiễm khuẩn clostridium tetani. Khi bị nhiễm vi khuẩn này, cơ thể có thể đối mặt với tình trạng sốt cao, tê cứng lưỡi hay cơ bắp hoặc hậm chí là những cơn co giật. Điều này chủ yếu xuất hiện đối với những ai có da mẫn cảm hoặc hệ miễn dịch của cơ thể kém.
Miếng dằm sẽ khiến da bị sưng tấy hoặc phồng rộp, nếu nặng thì có thể bị sốt cao hay uốn ván. (Ảnh: Cómo Limpiar)
Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên lấy những miếng dằm hay gỗ này ra khỏi cơ thể sớm nhất có thể, dù nó có nhỏ thế nào đi chăng nữa. Đôi khi vấn đề thật sự xuất hiện từ những chủ quan với các hiện tượng nhỏ nhặt như thế này.
Trong trường hợp miếng dằm lớn, bạn nên dùng nhíp để nhỏ chúng ra chứ không nên dùng tay không vì làm thế có thể gây nhiễm trùng hoặc làm miếng dằm bị gãy khiến việc lấy chúng ra sẽ khó khăn hơn. Còn nếu miếng dằm nhỏ và nằm sâu trong da, hãy lấy cây kim nhỏ khâu quần áo để lấy ra trước khi chúng làm tay bạn sưng tấy lên rất khó chịu.
Hay trường hợp bị dằm gỗ đâm vào tay mà không quá sâu, bạn có thể làm theo cách sau đây:
“Dùng một chiếc bình nhỏ có miệng rộng, đổ nước nóng đến gần miệng bình rồi áp mạn vào vị trí tay bị đâm. Hơi nóng của nước sẽ kéo từ từ miếng dằm ra mà không làm bạn bị đau.”
(Ảnh: Pinterest)
Sau khi miếng dằm đã được lôi ra, hãy nhanh chóng làm sạch vết thương bằng nước và xà phòng tắm để tránh nhiễm trùng nhé. Nếu cẩn thận hơn, có thể dùng thêm bông y tế và gạc để bảo vệ vết thương.
Video:
Sơn Tùng
Bạn muốn làm việc ở Uniqlo hay GU? Hãy đến hội thảo việc làm đặc biệt tháng Chín này nhé!
Bạn chắc chắn đã từng nghe về hai thương hiệu thời trang hàng ngày nổi tiếng thế giới là Uniqlo và GU rồi đúng không? Bạn có muốn trở thành một phần của hai hãng quần áo đang từng bước chinh phục thế giới này không?