Cụ bà U90 cô đơп giữɑ Sài Gòп gầп 40 пăɱ giúρ пgười dưпg: Mắc ɫɦêɱ Covid-19 пɦưпg vẫп ɱạпɦ ɱẽ vượɫ quɑ
Ai đó đã từng ví rằng người già "giống như đứa trẻ", họ sợ cô đơn và luôn muốn con cháu quây quần bầu bạn. Thế nhưng, ở căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Lê Hoàng Thái (quận Gò Vấp) vẫn có người phụ nữ sống một mình mấy chục năm dài, lấy công việc thiện nguyện để quên đi nỗi đơn côi.
23:36 25/04/2022
Cụ bà ở Gò Vấp sống một mình mấy chục năm, lấy việc từ thiện làm niềm vui.
3 căn bệnh hiểm nghèo, mắc thêm Covid-19 nhưng vẫn mạnh mẽ vượt qua
"Má Ba cô đơn" - đó là cái tên những người trong xóm Đạo phía sau nhà thờ An Nhơn đặt cho cụ Nguyễn Thị Nga (83 tuổi). Má Ba sống một mình, không chồng hay con cháu gần 40 năm. Nghe bà con xung quanh kể rằng xưa cụ đẹp nổi tiếng nhất đất Dĩ An (nay thuộc về tỉnh Bình Dương), làm không biết bao nhiêu đàn ông say mê. Thế nhưng, do ba mẹ mất sớm nên cụ phải dành thời gian làm việc, kiếm tiền chăm sóc 6 đứa em thơ. Tới khi họ học hành thành đạt, yên bề gia thất thì nhìn lại, cụ đã đi qua ngưỡng tuổi lập gia đình nên quyết định ở vậy thờ tự ba mẹ.
Nhan sắc thời trẻ của cụ Nga khiến nhiều người bất ngờ.
Lần đầu gặp má Ba, nhìn thấy sự lanh lẹ, làn da hồng hào khỏe mạnh và nụ cười thân thiện đó, chắc không ai biết rằng cụ đã ngoài 80 tuổi, mắc tới tận ba căn bệnh hiểm nghèo, thêm vài cơn nhức xương và đôi tai thì đã lãng nhẹ. Tháng 9 vừa rồi, cụ còn mắc Covid-19 khi mới tiêm một mũi vaccine.
"Cô ở một mình nên ông bác sĩ quen nhờ người đưa cô lên bệnh viện, tiện cho mấy cô y tá chăm sóc. Lúc đó thấy sợ, không phải sợ không qua khỏi mà sợ rằng mất đi rồi sẽ không kịp làm gì cho đời nữa" - cụ Nga từ tốn chia sẻ. Trong thời gian điều trị, cụ tranh thủ dọn dẹp phòng ốc, nhà vệ sinh rồi động viên các bệnh nhân khác ra ngoài hít thở không khí trong lành. Giống như người chị cả trong phòng bệnh, khi các F0 khác mệt mỏi và tuyệt vọng, cụ còn nhẹ nhàng dỗ dành và truyền cho họ động lực sống lạc quan.
Căn nhà của cụ Nga được dọn dẹp sạch sẽ, đồ đạc để ngăn nắp.
May mắn, dù bệnh nền "dài cả trang giấy" nhưng với tinh thần tích cực, chỉ sau 1 tháng cụ đã đủ điều kiện xuất viện. Chia sẻ thêm về ngày rời phòng điều trị Covid-19, cụ bảo: "Phải cảm ơn Covid-19 vì nhờ nó, cô mới thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người lắm". Sự mạnh mẽ của cụ bà có mái tóc bạc trắng này khiến người đối diện phải cảm thấy khâm phục và cảm mến.
>>> Đừng quên: Cụ già khóc khi giao cún cưng nhờ người khác chăm hộ vì sức khỏe yếu
Hơn 30 năm làm từ thiện và lời nhắn "sẵn lòng tiếp đón"
Nghe người ta gọi là "má Ba cô đơn", cụ Nga chỉ cười hiền rồi nhẹ nhàng nói rằng: "Cô có đủ thứ việc để làm, lấy thời gian đâu mà cô đơn hay buồn". Công việc của cụ là nhặt ve chai, may quần áo trẻ con từ vải vụn, xâu hạt cườm rồi sửa sang lại phế liệu,...để làm từ thiện. Cái công việc "tốn kém" nhưng không ai trả lương này được cụ thực hiện từ năm 1987, tính đến nay cũng đã gần 40 năm.
Cụ bà U90 hào hứng khoe về những món quà từ vải vụn mình tự may để tặng cho các cháu bé vùng cao.
Đều đặn mỗi ngày, cụ Nga sẽ thức dậy, pha cà phê rồi ngồi vào bàn may. Nhờ vào chiếc máy may đã cũ, cụ chắp vá mấy mảnh vải vụn và tạo ra những chiếc quần đầy màu sắc cho tụi con nít làng phong. Hết may quần, bà lại chuyển qua xâu hạt cườm để dành tặng cho người già. Được biết, hồi dịch chưa bùng mạnh, cụ hay đi thiện nguyện ở Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Gia Lai...xông pha vào làng phong sâu trong rừng thiêng để tặng quà. Ở một góc của ngôi nhà, cụ Nga còn đặt vài chiếc thùng có chứa quần áo, chăn mền nhằm đợi tới lúc hết dịch để đi tiếp.
Cụ tâm sự: "Ham lắm! Mình phải đi tận nơi, nhìn tận mắt để cảm nhận được sự khổ đau và thiếu thốn của người ta, rồi sẽ hiểu được giá trị của cuộc sống". Dường như ngọn lửa khao khát được làm từ thiện và giúp người khác chưa bao giờ tắt trong trái tim của người phụ nữ này.
Chiếc máy may cũ kỹ nhưng được bà chăm chút rất cẩn thận.
Cụ Nga đùa rằng nơi ở của mình là "nhà sắt vụn" bởi cái gì thấy còn dùng được thì đều mang về tái chế, tạo ra thành phẩm có ích. Căn nhà rộng, có một mình cụ ở nhưng nhìn đâu cũng thấy thùng giấy, vải vụn,...tất cả được xếp ngăn nắp và sạch sẽ. Không dừng lại ở đó, cụ thường xuyên tham gia nấu cơm thiện nguyện, giúp đỡ bà con hàng xóm nên ai cũng quý mến.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Hiền (68 tuổi, hàng xóm của cụ Nga) hào hứng chia sẻ: "Má Ba hay làm từ thiện, gặp ai cũng giúp mà không phân biệt tôn giáo hay giàu nghèo. Sống thân thiện vậy nên ai cũng quý, đến mấy cha xứ ở nhà thờ An Nhơn còn khen hết lời. Cô ấy sống nội tâm, con cháu cũng ít lui tới".
Những chuyến đi từ thiện ở làng phong của cụ Nga và mọi người.
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, cụ Nga chẳng nề hà việc gì miễn là được giúp người khác. Dẫu thế, khi được ai đó khen ngợi hay bày tỏ sự ngưỡng mộ, bà chỉ khiêm tốn nói: "Ở một mình, rảnh thì giúp. Không mua đồ ăn, chẳng sắm quần áo thì có tiền mang giúp người ta chứ để không làm gì". Được biết, cụ đang phấn đấu tiết kiệm để mua 2 tấn gạo và 200 thùng mì dành tặng bà con khó khăn.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cụ già bán vé số lấy nón che cho bé gái giữa trời nắng gắt
Điều vĩ đại phi thường đôi khi chỉ cần bắt đầu từ những điều giản dị, giống như cách cụ Nga dành gần 40 năm để thực hiện. Tạm biệt cụ khi trời đã tắt nắng, đèn đường bật sáng khắp khu hẻm nhỏ, lúc chúng tôi lên xe rời đi, cụ còn lưu luyến dặn dò: "Rảnh thì qua chơi, lúc nào cô cũng sẵn lòng đón tiếp". Lời nhắn thân tình như bà ngoại, bà nội gửi gắm làm những đứa trẻ xa xứ như chúng tôi rưng rưng nước mắt. Có lẽ, "má Ba cô đơn" cũng mong bớt cô đơn.
Về quê пgoại đóп Tếɫ, cɦáu cùпg bà rɑ đi ɱãi ɱãi пgɑy ɫroпg đêɱ: do dùпg ɫɦɑп ɫổ oпg sưởi ấɱ
Kɦi căп ρɦòпg пgủ được ɦé ɱở, 4 пgười ɫroпg giɑ đìпɦ vẫп пằɱ lặпg iɱ. Người пɦà lɑy gọi ɱãi rồi bàпg ɦoàпg ρɦáɫ ɦiệп 2 bà cɦáu đã rɑ đi ɱãi ɱãi, 2 пgười còп lại có cɦúɫ ρɦảп ứпg yếu ớɫ, пɦư kɦôпg còп cɦúɫ sức lực пào. Căп ρɦòпg vẫп còп vươпg ɱùi bếρ ɫɦɑп ɫổ oпg ɱà пgười bà sử dụпg ɫừ đêɱ quɑ để sưởi ấɱ. Đêɱ đó bà gọi coп gái cùпg 2 cɦáu пgoại củɑ ɱìпɦ vào пgủ cɦuпg, kɦôпg пgờ lại là lầп cuối cùпg ɱà ɱẹ coп, bà cɦáu còп được пgủ với пɦɑu.