Cụ ông Nhật nổi tiếng thế giới nhờ sáng tạo nghệ thuật bằng phương pháp độc

Ushio Shinohara sinh năm 1932 tại Tokyo, với biệt danh là “Gyu-chan”, một nghệ sĩ Nhật tạo ra tranh bằng hình thức hết sức độc đáo. Tác phẩm của ông được triễn lãm tại nhiều nơi như.

18:59 17/02/2018

 

Viện Bảo tàng nghệ thuật đương đại Hara.

Trung tâm Georges Pompidou.

Bảo tàng Guggenheim Museum SoHo.

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo.

Phòng trưng bày Leo Castelli, New York.

Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Los Angeles và Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Seoul.

Ông và vợ, là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu Cutie và Boxer (năm 2013) của Zachary Heinzerling.

Sinh thời, Shinohara đã có tình yêu nghệ thuật, ông luôn tìm hiểu về những thiên tài như Cézanne, Van Gogh và Gauguin. Cha Shinohara là một nhà thơ Tanka, mẹ là hoạ sĩ. Năm 1952 ông học Đại học Nghệ thuật Tokyo, chuyên về tranh sơn dầu.

Năm 1960, Shinohara tham gia vào một nhóm gọi là “Các nhà tổ chức Neo-Dada”. Nhóm nghệ sĩ này đã thực hiện một cuộc triển lãm nghệ thuật với tên gọi “Triển lãm độc lập Yomiuri“, được tài trợ bởi một tạp chí. Đây có thể xem là bước đệm cho những tác phẩm về sau của Shinohara.

Thời gian sau đó, ông chuyển đến sống ở New York, để tiết kiệm tiền, do sáng tạo trên chất liệu vải bấy giờ quá đắt, Ushio đã lang thang ở các ngõ nhỏ, thu thập bìa các tông bị loại, mang về phòng làm việc riêng.

Ngoài bìa giấy, ông còn tìm những vật liệu không còn dùng được như mảnh vỡ của ô tô, người ta vứt ở bãi rác, mang về rửa sạch và tạo ra những tác phẩm điêu khắc độc nhất vô nhị.

Sau đó một thời gian, Shinohara đã cho ra đời bức tranh đầu tiên bằng phương thức “Boxing painting”, tức là ông đeo bao tay dành cho đấm bốc rồi nhúng vào mực, sơn rồi đấm mạnh lên giấy hoặc vải để màu sắc in vào đó một cách tự nhiên nhất.

Cũng như nhiều nghệ sĩ đương thời, khi sáng tạo nghệ thuật, ông chú trọng nhiều đến cử chỉ và hoạt động hơn vẻ đẹp của hình ảnh tạo ra. Như nhận xét của Julia Cassim khi quan sát Shinohara sáng tạo ở Tsukashin Hall – Amagasaki, Nhật Bản: “Những hoạ tiết, người khoả thân, người đi xe đạp, tuy chúng được tạo ra một cách nhanh chóng, nhưng thực tế, đó là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và nghiêm túc“.

Năm 1965, trước khi rời New York, ông cho ra đời một tác phẩm gây tiếng vang lớn mang tên “Oiran”. Bức tranh vẽ Geisha dưới thời Edo (1603- 1868), nhưng thay vì làm cho nhân vật của mình xinh đẹp thì ông lại biến Geisha thành một người không rõ khuôn mặt. Tác phẩm gây nên nhiều tranh cãi, với hai ý kiến trái chiều về đẹp – xấu trong nghệ thuật.

Ông sử dụng sơn huỳnh quang và thể hiện rằng, có nhiều điều thuộc về tự nhiên đã bị bỏ qua trong nghệ thuật. Với “Oiran“, ông được trao giải thưởng của Quỹ William và Norma Copley.

Nguồn: thalo

Vào khoảng năm 1990, sau một thời gian rời xa nghệ thuật “Boxing pain”. Ông quay trở lại với hình thức vẽ tranh này, và thường xuyên biểu diễn chúng ở mọi nơi. Xem ông tạo ra tranh như đang chứng kiến một trận đấu, với Ushio Shinohara, đó thực sự là một “cuộc chiến” để tạo ra nghệ thuật.

Cũng vào năm này, tác phẩm của ông là một phần trong triển lãm du lịch được tổ chức ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York. Tranh “Coca-Cola” của Shinohara (1964) được đưa vào bộ sưu tập: “Tokyo 1955-1970: A Avant-Garde trong suốt thời gian giới thiệu từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013 ở Moma, New York.

Tên tuổi của Ushio Shinohara thực sự đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ khác, nhiếp ảnh gia Tomatsu Shomei là một trong số đó. Tomatsu là một nghệ sĩ người Nhật đang theo học tại Đại học Aichi, người đã chụp nhiều bức ảnh cho các tạp chí gây không ít tranh cãi.

“Tranh Quyền Anh” là một trong những tác phẩm nổi bật của Shinohara, trông cách sáng tạo có mang hơi hướng bạo lực nhưng tác phẩm hình thành lại hài hước, đôi khi trừu tượng. Nó khởi đầu cho một xu hướng sáng tạo mới khác với kiểu Art Informel vốn có.

Nhiều người cho rằng, sản phẩm của ông trông giống như “phim hoạt hình”, với đủ màu sắc và sống động.

Sự phức tạp trong việc phân tích, đánh giá nghệ thuật của Shinohara và cách tạo ra chúng chứng minh một điều rằng, nghệ thuật của ông sẽ còn lớn mạnh và phổ biến hơn nữa trong tương lai.

Cùng chiêm ngưỡng quá trình sáng tạo của ông qua video:

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Lỡ ngồi nhầm ghế ưu tiên trên tàu, thanh niên Nhật Bản bị cụ ông 62 tuổi đâm nhiều nhát vào bụng

Lỡ ngồi nhầm ghế ưu tiên trên tàu, thanh niên Nhật Bản bị cụ ông 62 tuổi đâm nhiều nhát vào bụng

Vụ việc xảy ra vào hôm mùng 7/2 tại Osaka, Nhật Bản đã khiến nhiều người lo sợ về sự an toàn của bản thân khi sử dụng phương tiện công cộng tại thành phố này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất