Cuộc sốпg cơ cực củɑ vợ cɦồпg пgười dâп ɫộc ɫroпg việп, bệпɦ пɦâп cùпg ρɦòпg sẻ ɫừпg báɫ cơɱ

Một lần đi tỉa cành cây, anh Ton bị ngã và vết thương bị nhiễm trùng hoại tử nghiêm trọng, anh được chuyển về Hà Nội với vết thương sâu, toác miệng như chiếc bát tô. Hoàn cảnh gia đình bi đát, vợ chồng đi vay cả bản được mấy trăm nghìn, người dân bản thì cứ bảo: "Chồng mày bị ma rừng bắt đi rồi...".

20:28 27/07/2021

Đã gần 1 tháng qua, các bác sĩ khoa Liền vết thương, Viện Bỏng quốc gia luôn phải canh chừng bệnh nhân "đặc biệt" Triệu Tòn Ton (bản Liên Sơn, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bởi người nhà lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng đưa bệnh nhân về nhà điều trị vì không có tiền. Với tình trạng tổn thương và nhiễm trùng sâu vùng hoại tử, anh Ton được các bác sĩ cấp cứu kịp thời giữ được tính mạng, nhưng sự sống của anh vẫn còn hết sức mong manh.

Cuộc sống cơ cực của vợ chồng người dân tộc trong viện, bệnh nhân cùng phòng sẻ từng bát cơm - 1Bị ngã từ trên cây cao xuống khiến anh Ton bị hoại tử nghiêm trọng vùng cùng cụt

Vùng cùng cụt là vết thương to bằng 2 bàn tay

Cuộc sống cơ cực của vợ chồng người dân tộc trong viện, bệnh nhân cùng phòng sẻ từng bát cơm - 3Chân của anh cũng bị hoại tử nghiêm trọng, hiện không cử động được

Không giấu được sự lo lắng trên gương mặt, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Ton, chia sẻ: “Khi bệnh nhân đến với chúng tôi thật sự chúng tôi đã “sốc” vì vết hoại tử sâu, to bằng 2 lòng bàn tay xếp lại ở vùng cùng cụt.

Đây là ổ nhiễm trùng rất lớn để các vi khuẩn dễ dàng tấn công và sẽ nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân vốn đã, đang suy kiệt sẵn. Không chần chừ thêm một phút nào, các bác sĩ trong khoa đã xử lí vết thương. Hiện tại bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn vì đến tiền ăn cũng không có”.

Nói rồi chị lấy cho chúng tôi xem ảnh tư liệu chụp vết thương của bệnh nhân khi đến viện. Cảm giác rùng mình, sợ hãi khi vết lở loét ăn sâu vào tận xương tủy. Đau đớn, nằm trên giường bệnh anh Ton liên tục kêu rên bằng tiếng của người dân tộc Dao mà chỉ mình vợ của anh mới có thể hiểu. Động viên chồng, chị Triệu Thị Mong chỉ biết đứng khóc bởi trong cuộc chiến đấu sinh tử này chị đã hoàn toàn bất lực.

Cuộc sống cơ cực của vợ chồng người dân tộc trong viện, bệnh nhân cùng phòng sẻ từng bát cơm - 4Chị Mong bất lực khi nhìn chồng đau đớn

Chất giọng chị vẫn "lơ lớ" của người dân tộc, chị bảo: “Nó đi làm thuê, tỉa cành cây cho họ. Cách đây 3 tháng nó bị ngã trên cây xuống, mọi người trong bản cho đi cấp cứu xong rồi cũng phải xin viện về nhà vì không có tiền nữa. Đợt này nó kêu đau vật vã, cả nhà lại cho đi khám thì bệnh viện ở dưới bảo phải chuyển cấp cứu ngay”, chị Mong kể về chồng của mình bằng tiếng Kinh chưa sõi.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn khi vợ chồng chỉ bám vào mấy sào nương, rẫy. Việc anh Ton bị ngã phải đi cấp cứu khiến cho gia đình càng lao đao, như rơi xuống vực thẳm. Chị Mong bảo, “Phải cho chồng về thôi chứ ở đây không có tiền đâu”.

Cuộc sống cơ cực của vợ chồng người dân tộc trong viện, bệnh nhân cùng phòng sẻ từng bát cơm - 5Thương chồng nhưng chị Mong không biết phải làm sao

Gương mặt mệt mỏi, rệu rã và gầy giơ, sau một hồi trấn tĩnh, anh Ton mới khe khẽ nói được: “Xin các chị cứu em” rồi lại ngủ thiếp đi. Vì cuộc sống mưu sinh, vì muốn kiếm miếng cơm manh áo cho vợ cho con mà anh phải lăn lộn làm công việc phát cành, chặt cây để rồi không may trượt chân bị ngã. Nhìn chồng đau đớn, chị Mong cũng chỉ biết đứng nhìn bất lực bởi những chỗ nào có thể vay được chị đều đã gõ cửa.

“Trên bản mọi người bảo: “Chồng mày bị con ma rừng nó bắt đi rồi” không phải chữa nữa, ở nhà chết thôi nhưng nó chết thì lấy ai nuôi con?”, nói rồi chị Mong òa khóc hồn nhiên như đứa trẻ.

Cuộc sống cơ cực của vợ chồng người dân tộc trong viện, bệnh nhân cùng phòng sẻ từng bát cơm - 6Anh Ton cầu xin sự giúp đỡ để sớm được về nhà.

Hiện tại, để cầm cự qua ngày cho vợ chồng bệnh nhân Ton, phía bệnh viện và một số người nhà của bệnh nhân cùng phòng đều san sẻ các suất cơm của mình cho 2 vợ chồng cùng ăn.

Rơi vào tình cảnh không một đồng trong túi lại không thể bấu víu vào ai, tính mạng của anh Ton như “ngọn đèn trước gió” trong sự bất lực của người vợ nghèo luôn bị ám ảnh bởi câu nói: “Chồng mày bị con ma rừng bắt đi rồi”….

Tags:
Người ɱẹ пgɦèo đơп ɫɦâп пgɦẹп пgào пɦìп coп ɫrɑi ɦiếu ɫɦảo ɫɦoi ɫɦóρ ɫrêп giườпg bệпɦ:'Đɑu đớп lắɱ, пɦưпg ρɦải làɱ sɑo...'

Người ɱẹ пgɦèo đơп ɫɦâп пgɦẹп пgào пɦìп coп ɫrɑi ɦiếu ɫɦảo ɫɦoi ɫɦóρ ɫrêп giườпg bệпɦ:"Đɑu đớп lắɱ, пɦưпg ρɦải làɱ sɑo..."

Chồng bỏ khi đứa con còn đỏ hỏn, 18 năm ròng rã góp nhặt từng đồng bạc lẻ từ gánh hàng rong, chị Thân nuôi con khôn lớn. Thương mẹ, chàng trai hiếu thảo "rẽ ngang" học nghề để đỡ đần mẹ sớm hôm. Nào ngờ, giờ chàng trai lại thoi thóp trên giường bệnh sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất