Cuộc sốпg củɑ bà cụ 82 ɫuổi ɱới có giấy kɦɑi siпɦ: 9 пăɱ ròпg liều ɱìпɦ ở пɦữпg пơi dưới đáy xã ɦội
Không mua được bảo hiểm y tế, mỗi lần ốm đau bà Châu Ngọc Nữ (82 tuổi), phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM chỉ dám mua thuốc ở tiệm để uống "cầm chừng". Tuy nhiên, giờ đây bà đã có cơ hội mua thẻ bảo hiểm, nhờ tấm giấy khai sinh mới được cấp tháng 4 vừa qua, sau gần 2 năm làm thủ tục. "Đây là trường hợp đầu tiên tại phường được cấp giấy khai sinh khi đã 82 tuổi", bà Nguyễn Thị Mười, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của phường Thạnh Lộc cho biết.
22:23 03/12/2021
Tờ giấy khai sinh quý giá đến nỗi bà Nữ gói kỹ trong hai lớp ni lông, nhét dưới nhiều lớp quần áo đặt trong tủ khóa kín. Chìa khóa tủ được bà ghim chặt trong túi áo, luôn mang theo bên mình. "Lần đầu tiên tui có mảnh giấy trong người, lại còn được đóng dấu mộc đỏ nữa", bà khoe.
Không biết chữ, thỉnh thoảng bà lại lôi ra hỏi hàng xóm chữ này đọc ra sao, dòng kia viết cái gì. "Nếu tôi không trốn khỏi cô nhi viện ngày nhỏ thì cuộc đời tui không tới nỗi như bây giờ, không một tờ giấy lận lưng", bà ngậm ngùi nói.
Tuần này, một gia đình ở quận 12 đã chấp nhận cho bà Nữ và cháu ngoại nhập hộ khẩu vì đã có giấy khai sinh. Bà hy vọng sẽ sớm có chứng minh nhân dân và bảo hiểm y tế để được uống thuốc đầy đủ hơn. Ảnh: Diệp Phan.
Bà Nữ sống ở cô nhi viện từ năm 3 tuổi, khi cả cha mẹ đều mất. Năm lên 8, nghe lời các chị lớn rủ nhau trốn khỏi cô nhi viện, bà sống lang thang từ đó bằng nghề nhặt ve chai và bán rau.
Thời trẻ, bà trải qua nhiều nghề, ban đầu nhặt ve chai, có một số vốn bà mua chiếc xe ba gác đẩy đi bán rau ở các chợ, khi thì bán vé số. Tối đến bà cùng mấy chị em cùng cảnh ngủ gầm cầu, vỉa hè... "Ỷ mình có sức khỏe, tui đạp xe phà phà, không làm ăn phi pháp thì cần gì đến giấy tờ tùy thân", bà nhớ lại.
Năm 35 tuổi, bà sinh được một người con gái vào một đêm ngay trên vỉa hè, dưới mái hiên của một căn nhà rộng, đặt tên là Lê Thị Kim Thanh. Không có giấy tờ, bà không vào bệnh viện, Thanh lớn lên cũng không có giấy khai sinh.
Hai mẹ con thường ngủ vỉa hè từ đó. "Má con tui cũng từng xin làm nhiều việc, từ phụ quán, trông trẻ, dọn nhà... nhưng cuối cùng vẫn quay lại nhặt ve chai vì không có giấy tờ tùy thân, người ta hỏi tới không có lại bảo nghỉ việc", chị Thanh, 47 tuổi, con gái bà Nữ, chia sẻ.
Từ khi Thanh sinh con, cả nhà mới tính đến chuyện thuê nhà trọ. Không có giấy tờ, việc tìm trọ gặp khó khăn nên hơn 20 năm nay, bà Nữ chỉ mới đổi chỗ ở một lần. Căn nhà trọ 10 m2 lợp tôn gia đình bà đang sống được một người thương tình cho ở hơn 9 năm qua, mỗi tháng tốn một triệu. "Không có giấy tờ thuê nhà sao được, ở đây mà đuổi tui chưa biết kiếm nhà trọ đâu ra", bà nói.
Cùng sống với bà Nữ và con gái hiện có thêm cậu cháu ngoại, là con trai chị Thanh, 26 tuổi, làm nghề chở nước thuê. "Tui không có giấy tờ gì, rồi mẹ nó cũng không, nó sinh ra may mắn được người ta giúp làm giấy khai sinh, giờ 26 tuổi rồi cũng chưa có chứng minh nhân dân", bà Nữ nói buồn.
Những năm gần đây, sức khỏe bà Nữ yếu đi, bà bị bệnh tim và thiếu máu lên não. Bác sĩ kê đơn dặn mỗi ngày uống 6 viên thuốc bổ não, nhưng bà chỉ dám uống 3 viên để bớt chi phí. "Còn thuốc tim rẻ hơn nên tui uống đủ liều", bà nói.
5 năm trước, sau một lần bị đụng xe gãy chân, vì không có bảo hiểm, sợ tốn kém nên bà Nữ không đến bệnh viện tháo bột, mà tự mua cưa về cưa bột ra. Chân đau, thấy rõ chân bị cong nhưng bà phó mặc. Bây giờ bà chỉ bước được bước ngắn, đi lại rất chậm chạp, mắt cũng đã mờ nên không dám đi nhặt ve chai xa.
"Mấy năm trước con Thanh loét dạ dày không đi nổi, nằm ở nhà gần tháng trời, may được hàng xóm giúp đỡ không thì nó chết rồi, đưa vào bệnh viện y tá hỏi có bảo hiểm không lúc đó cả nhà mới tá hỏa", bà Nữ kể.
Sau nhiều lần cả mình và con vào viện, bà Nữ chột dạ, "mình cần phải có bảo hiểm y tế". Nhưng để có bảo hiểm y tế, bà buộc phải có chứng minh nhân dân, mà muốn có chứng minh nhân dân, bà phải có giấy khai sinh. Vậy là bà lặn lội đi làm thủ tục.
Bà Nữ gom ve chai đặt ở một bãi đất trống cạnh nhà, khoảng 15 ngày bán một lần, mỗi lần kiếm được 100 - 200 nghìn đồng. Ảnh: Diệp Phan.
Một ngày "làm việc" của bà Nữ thường bắt đầu từ 2 giờ sáng. "Đi sớm vậy không chút nữa 5 giờ xe rác đi, ve chai đâu nữa mà lụm", bà phân trần. Thu nhập từ việc nhặt ve chai của 2 mẹ con, cộng thêm 4,5 triệu tiền lương của cháu ngoại gộp lại vừa đủ ăn.
Không biết còn sống được bao lâu nữa, nhưng bà Nữ vẫn mong có cái giấy chứng minh để mua bảo hiểm y tế, "rồi để cho thằng cháu tui nó có chứng minh, nó còn lấy vợ, đi xin việc khác cũng dễ hơn", bà nói với giọng đầy hy vọng.
Mấɫ việc, kɦôпg có ɫiềп ɦɑi vợ cɦồпg ɫúпg quẫп vì bị cɦủ пɦà ɫrọ buộc ρɦải ɫrả ρɦòпg: "Cɦỉ ăп ɱộɫ bữɑ để cầɱ cự"
Hɑi ɫɦáпg ɱấɫ việc, ɦếɫ ɫiềп đóпg ɫrọ, sốпg пɦờ ɫɦực ρɦẩɱ cứu ɫế, ôпg Huỳпɦ Văп Sơп liều cɦạy xe ɱáy cɦở vợ vượɫ quãпg đườпg gầп 700 kɱ ɫừ TP HCM về Bìпɦ Địпɦ.