Cuộc sống của các thực tập sinh nước ngoài tại Nhật: nói không với tình yêu?
Nhiều lao động nước ngoài đến với Nhật Bản làm việc theo chế độ thị thực của thực tập sinh kỹ thuật vẫn đang phải một môi trường làm việc khắc nghiệt với nhiều điều kiện khắt khe.
05:00 09/08/2019
Con số này hiện tại đang dừng lại ở 328.000 lao động và họ được hi vọng sẽ có được các kỹ năng cụ thể trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp hay các ngành nghề khác trước khi hết hạn visa lao động và quay trở về nước.
Không những phải tuân theo những quy định làm việc chặt chẽ, với mức lương cơ bản thấp cùng chế độ đãi ngộ nghèo nàn, một số lao động còn phải nhắm mắt gật đầu ký vào những hợp đồng với những điều khoản như không được phép liên lạc hay tương tác với những người khác ngoài nơi làm việc, không được có các mối quan hệ tình cảm hay kết hôn.
Cấm kết hôn
Samean Keo là một thực tập sinh kỹ thuật 30 tuổi người Campuchia. Cô đến Nhật Bản 2 năm trước với tư cách một thực tập sinh kỹ thuật ngành may. Keo hiện đang yêu một người đàn ông mà cô gặp ở Nhật Bản, tuy nhiên, khi nói với ông chủ của mình rằng cô muốn kết hôn, phản ứng mà cô nhận lại được đã khiến cô vô cùng bất ngờ. “Chủ tịch của công ty nói rằng tôi không được phép kết hôn. Sau đó, tôi cũng nhận được thông báo đuổi việc và phải quay về Campuchia”.
Samean Keo và người yêu của mình.
Theo quy định của luật pháp Nhật Bản, các thực tập sinh kỹ thuật có thể tiếp tục kỳ thực tập của mình bất kể tình trạng hôn nhân của họ, thế nhưng công ty đã sa thải cô ngay sau khi cô mong muốn được kết hôn. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất mà Keo gặp phải với công ty của mình. Keo chia sẻ rằng những quy tắc trong ký túc xá nơi cô sống cùng những thực tập sinh khác đã giới hạn tự do của cô, khi cô không được phép tương tác trao đổi với những người bên ngoài công ty. Đó chính là một hành vi vi phạm nhân quyền, điều khiến cho Keo rất khủng hoảng và mệt mỏi với cuộc sống tại Nhật của mình.
Khi được hỏi về lý do vì sao bị đuổi việc, công ty của Keo khẳng định rằng các thực tập sinh kỹ thuật đến với Nhật Bản để đạt một số kỹ năng nhất định và việc kết hôn sẽ thay đổi hoàn toàn mục đích ở lại của họ, và họ cho đó là một lý do chính đáng.
Một nhà môi giới chuyên đưa các thực tập sinh nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản cho biết rằng mọi điều lệ đang dần thay đổi sau khi có nhiều thực tập sinh nghỉ việc đột ngột. Các nhà tuyển dụng hiện tại đang muốn giới hạn các thông tin mà các thực tập sinh nhận được từ những người khác để có thể dễ dàng quản lý họ hơn, bởi bằng cách có được thông tin từ những người khác, các thực tập sinh có thể tìm hiểu về các điều kiện làm việc tốt hơn và bỏ việc.
Nhà môi giới cũng khẳng định rằng một số thực tập sinh buộc phải đồng ý với các điều khoản hạn chế về sinh hoạt tại Nhật trước khi họ đến với Nhật Bản. Những thỏa thuận này quy định rõ những điều bị cấm, được các nhà môi giới viết tay và giữ lại. “Tất cả mọi người đều biết rằng chúng bất hợp pháp, nhưng các điều khoản này vẫn tiếp tục tồn tại như một loại quy tắc bất thành văn”.
Nhiều vụ việc bị giấu giếm
Các chuyên gia nói rằng trường hợp của Keo chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm lớn. Còn có nhiều điều luật hà khắc và vi phạm đến quyền tự do của lao động như nhiều người không được phép sử dụng điện thoại di động, hộ chiếu của nhiều người còn bị cảnh sát tịch thu. Cũng có không ít những trường hợp các thực tập sinh nước ngoài bị yêu cầu phải phá thai vì các doanh nghiệp không muốn cho họ nghỉ kỳ thai sản như đúng theo quy định. Tất cả các điều khoản ngoài hợp đồng này đều bất hợp pháp tại Nhật Bản.
Nguyên nhân chính cho thực trạng một loạt các “quy tắc ngầm” trong các hoạt động tuyển dụng thực tập sinh vẫn được tiếp diễn và nhắm mắt cho qua, chính là vì các thực tập sinh quá sợ hãi trong việc mất đi vị trí công việc hiện tại của mình mà không dám nộp đơn khiếu nại. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định các trường hợp lạm dụng lao động và có thể xử lý.
Nguồn: NHK/sugoi
Cách sử dụng San, Sama, Chan, Kun trong giao tiếp tiếng Nhật
Nắm rõ và hiểu cách sử dụng San, Sama, Kun, Chan là rất quan trọng nhằm tạo ấn tương tốt khi giao tiếp người đối diện, cũng như trở nên thân mật, lịch sự hơn khi giao tiếp, nhất là với những sinh viên du học Nhật Bản.