Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động

Những chiếc máy tưởng chừng như chẳng có gì đặc biệt này lại đang phản ảnh rất nhiều khía cạnh của cuộc sống Nhật Bản

10:00 12/08/2019

Trung bình cứ 23 người thì có một máy bán hàng tự động ở Nhật. Đây là tỷ lệ máy bán hàng tự động cao nhất trên hành tinh. Điều đầu tiên bạn cần biết về việc có quá nhiều máy bán hàng tự động ở đây là: Nhật Bản là một quốc gia quá già. Độ tuổi trung bình của người dân là 46, gần như gấp đôi độ tuổi trung bình thế giới. Tỷ lệ sinh là 1,4, vấn đề già hóa ngày càng trầm trọng.

Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng dân số đối với Nhật Bản trong thời điểm này. Và một trong những tác động của nó, là thị trường lao động trở nên vô cùng đắt đỏ. Hầu như không có lao động giá rẻ. Vì thế, thay vì thuê một nhân viên bán hàng chỉ để ngồi và thu tiền khách mua một vài cái kẹo cao su, thì họ dùng máy, và tự động hóa mọi thứ.

Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động - Ảnh 1.

Điều tương tự cũng xảy ra với bất động sản. Nhật Bản là một trong những nơi có giá bất động sản đô thị đắt nhất thế giới. 93% dân số sống ở thành thị. Chuyện người ta sống trong những căn hộ nhỏ xíu là rất bình thường. Các nhà bán lẻ không muốn phải trả quá nhiều tiền thuê cửa hàng có mặt tiền, nên họ chỉ đơn giản đặt những chiếc máy bán hàng tự động ở mọi ngóc ngách. Họ có thể tiết kiệm tiền mặt bằng mà vẫn lãi rất lớn.

Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động - Ảnh 2.

Tuy nhiên, lý do lớn nhất cho sự tồn tại cũng hệ thống máy bán hàng ở Nhật, là sự đam mê, hay thậm chí là ám ảnh của người Nhật với robot và tự động hóa. Cứ cái gì ở đây mà tự động được là họ tự động hết. Thậm chí là cả những cửa hàng ăn, người ta cũng order thông qua một con robot. Nó là biểu hiện cho một xu hướng muốn tự động hết tất cả những gì có thể. Thậm chí, tất cả xe taxi ở Nhật Bản đều có cửa tự mở được điều khiển bởi tài xế.

Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động - Ảnh 3.

Chiếc máy tự động hóa kỳ quặc nhất có lẽ là máy sản xuất danh thiếp tự động. Người Nhật Bản rất trọng nghi thức. Họ có một nét văn hóa giao tiếp rất quan trọng: trao đổi danh thiếp. Mỗi khi gặp những nhân vật mới, có bao nhiêu người trong phòng, người Nhật sẽ rút ra đúng từng ấy tấm danh thiếp và trao đổi cho nhau. Họ cực kỳ quan tâm đến những thông tin ghi trên đó, và thậm chí là đánh giá nhau qua cả cách thiết kế, trang trí danh thiếp.

Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động - Ảnh 4.

Một mặt trái của những chiếc máy này là: tất cả việc tiêu dùng đều chi trả bằng tiền mặt, vì máy hầu như không nhận thẻ tín dụng. Người Nhật luôn xài tiền xu, đây là một cách vô cùng hiệu quả để kích thích tiêu dùng. Hãy thừa nhận rằng, cảm giác dùng vài đồng xu lẻ trong ví để mua những thứ ngon miệng và đẹp mắt từ máy bán hàng tự động thật tuyệt, dù có những đồng "xu lẻ" ở Nhật Bản có thể tương đương với 5 USD – một số tiền không nhỏ.

Cuộc sống thành thị Nhật Bản nhìn từ máy bán hàng tự động - Ảnh 5.

Thật ra vẫn còn những cửa hàng truyền thống ở Nhật, nơi mọi công việc đều được thực hiện bởi bàn tay con người. Vẫn có những quán café nơi người ta tự xay bằng tay, giã bột đậu bằng cối để phục vụ đồ ăn và dồ uống cho thực khách. Họ làm nguội café bằng cách cho chúng vào một phiến đá khổng lồ, chứ không dùng tủ lạnh. Những cửa hàng này chủ yếu mang tính chất biểu diễn, và giá cao hơn rất nhiều so với các cửa hàng tự động hóa ở Tokyo.

Theo: cafef.vn

Tags:
Đặt chân đến Nhật Bản, DHS cần làm những gì?

Đặt chân đến Nhật Bản, DHS cần làm những gì?

Thủ tục cần làm khi du học Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất