Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Các nhóm đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

11:00 05/10/2020

Ngôi thứ nhất

_ わたし(watashi): Tôi (Dùng để thể hiện vị trí bản thân trong tất cả mọi hoàn cảnh thông thường hằng ngày, lịch sự hoặc trang trọng.)

_ あたし(atashi): Tôi (Cách nói của con gái, mang tính yểu điệu, dễ thương, khép nép trước người đối diện.)

_ ぼく(boku): Tôi (Đây là cách xưng hô của phái nam. Dùng trong các tình huống thân mật với gia đình và bạn bè nhưng tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi với người trên.)

_ わたくし (watakushi): Tôi (Lịch sự hơn わたし(watashi) nên sẽ thường được sử dụng trong các buổi lễ trang trọng, cung kính, đây cũng là cách xưng hô khiêm tốn và lễ phép nhất trong ngôi thứ nhất.)

_ おれ(ore): Tao (Tương tự như tiếng Việt, đây cách xưng hô sử dụng cho các mối quan hệ thân mật giữa bạn bè, người thân nhỏ tuổi hơn, theo phong cách đường phố, thường sẽ là phái nam dùng để nói chuyện với nhau. Nếu bạn bè trong các trường Nhật ngữ của bạn thật sự thân thiết thì cũng có thể dùng đại từ này.)

_ わたしたち(watashitachi): Chúng tôi (Thể hiện đối tượng nhắc tới bao gồm cả người nói và một hoặc nhiều người khác nữa.)

_ われわれ (ware ware): Chúng ta. (Chỉ cả người nghe và người nói đều được nhắc đến.)

Ngôi thứ hai

_ あなた (anata): Bạn (Số ít) (Đây là cách xưng hô để gọi 1 người mà bạn chưa thật sự thân thiết, mối quan hệ mới bắt đầu, thường là xã giao.)

_ あなたがた (anatagata): Bạn (Số nhiều)

_ あなたたち (anatatachi): Các bạn (Số nhiều, thân mật)

_ しょくん (shokun): Các bạn (Kiểu nói này có hơi hướng kiểu cách và trang trọng. Nếu muốn dùng dạng lịch sự và gần gũi hơn thì bạn có thể sử dụng あなたたち (anatatachi))

_ きみ (kimi): em (Kiểu gọi tên thân mật với người kém tuổi hơn, thông thường Kimi sẽ dùng cho bạn nam nói với các bạn nữ hay giáo viên gọi học sinh của mình.)

_ おまえ(omae): Mày (Dùng cho người ngang hàng, hơi sỗ sàng, chỉ người đứng trước mặt với giọng điệu thiếu lịch sự, thô và lớn tiếng.)

_ てまえ hay てめえ (temae, temee): Mày.

Chỉ sử dụng てまえ trong tình huống bạn đang cần chửi bới, sỉ nhục một ai đó. Đây là cách nói rất bất lịch sự và nên tránh dùng trong mọi tình huống vì sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện.

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba có chức năng giúp người nói đề cập đến một đối tượng khác, không phải là người nghe. Tùy vào người nhắc đến mà bạn có thể dùng:

_ かれ (kare): anh ấy.

_ かのじょう (kanojou): cô ấy.

_ かられ (karera) họ.

_ あのひと (ano hito)/ あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.

Hậu tố trong tiếng Nhật

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Sau khi tìm hiểu các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật, cùng đến với các hậu tố dùng để phân biệt tên gọi giữa những người ở các mối quan hệ, vai vế khác nhau. Người Nhật thường sử dụng hậu tố sau Tên theo cấu trúc:

Tên – Hậu tố

Chan – ちゃん (Chan là cách gọi thân mật, thường dùng để xưng hô trong gia đình, người yêu hay bạn bè thân thiết. Và Chan chỉ phù hợp khi dùng với người ngang tuổi tránh dùng với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình.)

Ví dụ:

onii-chan: Anh

onee-chan: Chị

otou-chan: Ba

okaa-chan: Mẹ

ojii-chan: Ông

obaa-chan: Bà

Kun – くん (Dùng Kun khi người lớn tuổi hơn muốn gọi một bé trai. Ngược lại, khi muốn gọi một bé gái thì ta dùng Chan nhé.)

San – さん (San là hậu tố thường dùng nhất, được sử dụng bình đẳng ở nhiều lứa tuổi. Có thể được ghép với mọi tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.)

Lưu ý: chỉ gắn San với tên gọi của người khác, không được gắn với tên mình vì sẽ mắc lỗi thiếu lịch sự.

Sama – さま (Hậu tố Sama được sử dụng trong giao tiếp buôn bán hàng hóa tạo nghĩa là quý khách, khách hàng. Ví dụ: okyaku-sama (quý khách)

Senpai – せんぱい (Senpai là cách gọi đàn anh, tiền bối, những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm, mà bạn kinh trọng cần học hỏi.)

Sensei -せんせい (Được dùng để đề cập đến giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức…đây cũng là cách xưng hô nhằm thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với những người đã đạt được những thành tựu, kỹ năng chuyên môn và có địa vị trong xã hội.)

Nguồn: duhocnhat.org

Tags:
Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền thì bị bắt nạt, muốn chiến thắng đôi khi phải học cách tàn nhẫn như sói

Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền thì bị bắt nạt, muốn chiến thắng đôi khi phải học cách tàn nhẫn như sói

Nցười thành công biết khi nào cần để mềm mỏng, khi nào phải thật bản lĩnh và cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn với пցười xung quanh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất