Đánh tan nỗi lo khủng hoảng người kế nghiệp làm “tuyệt chủng” doanh nghiệp Nhật chỉ bằng một phương cách

Nhật Bản có thể được biết đến như một xứ thiên đường về nhiều lĩnh vực. Thiên nhiên, cuộc sống và các chế độ dịch vụ. Nhìn một cách khách quan, Nhật gần như hoàn hảo về mọi mặt. Tuy nhiên, chỉ đất nước này mới biết rằng, chính họ đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải, nếu không đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Tương lai, nước Nhật thật khó tồn tại. Đó là tình trạng già hoá dân số đang xảy ra, đi kèm với nó là vô số hệ lụy.

09:30 06/03/2018

Một trong số đó là lĩnh vực kinh tế.

Dân số già, sức lao động giảm và tất nhiên kinh tế cũng biến đổi theo. Chính vì vậy, Nhật là thị trường việc làm được các lao động nước ngoài tìm đến nhiều Nhất.

Có thể vấn đề công nhân được giải quyết, nhưng còn các doanh nghiệp? Khi các ông chủ doanh nghiệp Nhật già đi, không đủ sức để lãnh đạo và tìm kiếm thị trường cho công ty mình, đồng nghĩa với việc có một cánh cửa khép lại và một thương hiệu dần mất đi.

Nguồn: vietnambiz

Theo hãng tin Bloomberg thống kê vào cuối năm 2016, các công ty nhỏ và vừa chiếm 90% tổng số doanh nghiệp nước này. Ước tính đến 2040, mỗi năm có khoảng 40.000 công ty chật vật tìm người lãnh đạo mới.

Nhà kinh tế học Toshiya Miyawaki của đại học Tokuyama cho biết: “trong vòng 20 năm tới, cơn lốc đóng cửa sẽ xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật, bởi những ông chủ già nua không tìm được người kế nhiệm”.

Theo số liệu của Tokyo Shoko Research, năm 2017, Nhật Bản có 2.45 triệu doanh nghiệp trung bình và do các lãnh đạo tầm 70 hoặc hơn làm chủ. Một nửa của số đó không có người kế nhiệm. Hãng tin này cho hay, khoảng cuối năm 2017, ước tính có 28.000 doanh nghiệp đóng cửa, tăng 30% trong 10 năm.

Công ty Hishinuma seisakujo chuyên sản xuất hàng kim loại ở Ota đóng cửa vào cuối 2016. Chủ tịch Shigetoshi Hishinuma đã 75 tuổi cho rằng:” chẳng có gì khởi sắc ở đây, mọi thứ đều đóng băng, không một bàn tay vận hành, mọi thứ thật yên tĩnh. Máy móc gần như hư hỏng. Ông đã kế thừa công ty này từ cha mình, cho đến hiện tại, nó buộc phải đóng cửa vì không có ai tiếp nối”.

Trong khi đó, Gensui, một nhà cung cấp đồ ngọt ở Nhật có mặt tại Tokyo năm 1825, cũng lên kế hoạch đóng cửa vào cuối tháng 3 năm 2017. Kiyofumi Inoue, 72 tuổi, người điều hành cửa hàng nói: “Chẳng có ai tiếp nhận nơi này, vì thế nó khó trụ vững trong tương lai“.

Tuy nhiên, mới đây, một thông tin mới như thổi luồng sinh khí vào những doanh nghiệp già nua này. Đó là  sẽ có kế hoạch bán lại chúng kèm theo hỗ trợ để người trẻ tiếp quản và điều hành mới, giữ vững chúng trước nguy cơ bị đóng cửa.

Nội các đã thông qua kế hoạch này ngày 6 tháng 2 vừa qua, với mục đích tư vấn 50.000 doanh nghiệp cách chuyển giao cho thế hệ kế tiếp, cũng như hỗ trợ 2.000 giao dịch mỗi năm để cứu chúng không bị “tuyệt chủng”.

Với tên gọi “Trung tâm hỗ trợ kế nhiệm” bao gồm các luật sư và kế toán giúp chủ doanh nghiệp trẻ trên khắp cả nước tìm mua lại công ty già để cải tạo chúng một cách dễ dàng nhất.

Giữa tháng 2 vừa qua, chủ tịch 69 tuổi của một cửa hàng sửa chữa ô tô đã bán thành công doanh nghiệp mình cho một nhà lắp ráp xe hơi ở quận Tochigi gần đó. Ông chia sẻ rằng :” tôi không cảm thấy lo lắng về tương lai công ty này nữa”.

Rõ ràng, với biện pháp này, không chỉ giải quyết được tình trạng kinh tế già hoá theo dân số mà còn đảm bảo được công ăn việc làm cho số lao động khi doanh nghiệp không bị đóng cửa. Hy vọng, các công ty Nhật không có người kế nhiệm sẽ đàm phán với người trẻ thành công và tiếp tục hoạt động trong tương lai.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Gà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thực khách tin dùng cao

Gà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thực khách tin dùng cao

Sau hai năm thực hiện hàng trăm yêu cầu khắt khe của Nhật Bản, công ty Koyu & Unitek là liên doanh đầu tiên ở Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm thịt gà chế biến vào Nhật Bản, thị trường khó tính nhất thế giới

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất