Nhà chồng, nàng dâu bất hòa vì bọc tiền con trai đi Nhật gửi về
“Khi ở Nhật, tôi cứ nghĩ chỉ cần chăm chỉ làm ăn, gom góp tiền rồi gửi về cho gia đình là tròn nghĩa vụ. Không ngờ, khi có tiền ở nhà lại nảy sinh lắm chuyện đau đầu”, anh Tô Văn Hưng, công nhân XKLĐ tại tỉnh Wakayama, Nhật Bản, tâm sự.
08:00 28/08/2017
Anh Hưng cho biết: “Khi quyết định nộp hồ sơ đi Nhật Bản, tôi đã lường trước những khó khăn, mâu thuẫn có thể xảy ra ở nhà. Tuy nhiên, bố mẹ, anh em, vợ con đã động viên tôi rất nhiều.
Trước ngày đi, cả gia đình tôi có buổi họp mặt. Bố mẹ tôi hứa sẽ giữ gìn sức khỏe, yêu thương đùm bọc và chăm sóc vợ con tôi để tôi yên tâm làm việc. Vợ tôi cũng hứa sẽ chăm sóc, lo toan cho gia đình chồng như khi có tôi ở nhà.
Bởi vậy, tôi rất yên tâm ra đi nhưng thực tế luôn có những tình huống bất ngờ", anh Hưng nói.
Lúc anh Hưng mới đi, vợ anh và bố mẹ rất hòa thuận. Nhưng khi anh bắt đầu tích cóp được tiền gửi về thì mâu thuẫn gia đình bắt đầu nảy sinh.
“Mỗi khi gửi tiền về, tôi đều dặn vợ trích ra một ít để biếu bố mẹ hai bên. Vợ tôi cũng làm theo nhưng lại không công bằng. Cô ấy biếu bố mẹ vợ hai phần thì biếu bố mẹ tôi một phần.
Ở quê, nhà bố mẹ vợ và bố mẹ tôi chỉ ở cách nhau 3 km. Mỗi lần vợ tôi mang biếu tiền, các cụ đều khoe với hàng xóm. Dần dần chuyện vợ tôi biếu bố mẹ chồng bao nhiêu, biếu bố mẹ đẻ bao nhiêu đều đến tai bố mẹ hai bên”, anh kể.
Bố mẹ vợ được biếu nhiều hơn thì phấn khởi nhưng bố mẹ anh Hưng thì phật lòng. Mẹ anh gọi điện cho anh, nói bóng gió nhưng anh Hưng không hiểu nên không góp ý với vợ. Từ đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cứ ngày càng lớn dần.
Cứ vài ngày, mẹ anh lại điện thoại cho anh, bà trách vợ anh không biết đường ăn ở. Vợ anh Hưng cũng cũng "tố" lại, kể chuyện mẹ chồng hay để ý soi mói con dâu.
Lần tiếp theo anh gửi tiền về, mẹ anh Hưng đã gọi điện chửi anh té tát. Bà nói bằng giọng giận dỗi chuyện vợ anh luôn coi trọng nhà ngoại nên biếu nhà ngoại nhiều hơn.
“Lúc đó, tôi mới giật mình hiểu ra mọi chuyện. Tôi điện cho vợ khuyên vợ nên khéo léo và công bằng hơn để bố mẹ không phải nghĩ ngợi. Tuy nhiên, vợ tôi gào lên, cô ấy giải thích cho việc biếu ít biếu nhiều là vì ông bà ngoại luôn giúp đỡ mẹ con cô ấy. Cái gì ông bà cũng mang cho cháu trong khi bố mẹ chồng thì không.
Đã vậy, cô ấy cho rằng, bố mẹ chồng lại hay soi mói và nói xấu con cái… Hôm qua, chỉ vì chuyện biếu ít biếu nhiều, bà còn định tát vào mặt con dâu khi con dâu cầm tiền đến biếu.
Tôi nghe xong và nói, chuyện tiền nong rất nhạy cảm, bố mẹ hai bên ở gần nhau nên phải cư xử khéo léo và công bằng. Có như vậy các cụ mới không tự ái…
Vợ tôi ban đầu không nghe, cô ấy giận lây sang mẹ chồng chuyện bà tị nạnh tiền nong với con trai. Vì thế, tôi mệt mỏi và đau đầu vô cùng. Một thời gian sau, vợ tôi cũng dần thay đổi...”, anh Hưng trải lòng.
Cùng cảnh đau đầu vì chuyện tiền nong gửi về, anh Nguyễn Minh Quang (công nhân XKLĐ tại tỉnh Aichi, Nhật Bản) thì khổ sở vì bị vợ phát hiện chuyện gửi tiền riêng cho bố mẹ mình.
Anh Quang kể: “Gia đình tôi khó khăn, bố mẹ tôi lại đang nuôi 2 em ăn học (một em học đại học, một em học cấp ba). Vì thế, mỗi lần gửi tiền về cho vợ, tôi dặn vợ biếu bố mẹ và cho các em chút tiền học phí. Tuy nhiên vợ tôi không nghe. Tôi gửi về bao nhiêu, cô ấy gom tất cả lại và mang đi gửi tiết kiệm.
Nghĩ thương bố mẹ và không muốn vợ nghĩ ngợi, thỉnh thoảng, tôi gửi vào tài khoản em gái cho mẹ tôi 2 - 3 triệu để mẹ chi tiêu. Gửi đến lần thứ 3 thì vợ tôi phát hiện. Cô ấy điện thoại cho tôi làm ầm ĩ và nhìn bố mẹ tôi với con mắt coi thường. Từ đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, vợ chồng cứ nổ ra liên tiếp".
“Tôi ở xa vừa vất vả làm việc vừa đau đầu vì mâu thuẫn gia đình. Sau này, tôi phải rút ra kinh nghiệm cho mình, sử dụng đồng tiền cũng phải khéo léo để không phật lòng ai”, anh Quang nói thêm.
Bàn về chuyện khó xử của anh Hưng và anh Quang, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088 cho rằng, cả 2 anh đều có ý rất tốt và biết nghĩ cho gia đình, vợ con. Tuy nhiên cách xử lý của cả hai anh chưa dứt khoát và khéo léo nên dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.
Ở trường hợp của anh Quang, nếu muốn gửi tiền cho mẹ, anh có thể bàn bạc với vợ và nói thẳng với vợ rằng, đó là trách nhiệm của anh với bố mẹ và các em. Tuy nhiên khi gửi tiền cho bố mẹ đẻ, anh cũng nên có trách nhiệm và quan tâm đến gia đình vợ. Sẽ không có người vợ nào có thể có ý kiến nếu như cách cư xử của anh công bằng giữa hai bên nội ngoại.
Đối với trường hợp của anh Hưng, có thể hiểu, bố mẹ anh thấy tự ái và tủi thân thế nào khi đồng tiền của con trai gửi về luôn được con dâu ưu ái gia đình bên ngoại. Vì thế, trong trường hợp này, anh Hưng cũng đáng trách vì anh đã quá vô tâm, không hỏi han rõ ràng chuyện biếu xén bố mẹ hai bên.
"Tiền nong là chuyện rất nhạy cảm, vì thế, ứng xử với nó phải khéo khéo. Nếu không, mâu thuẫn xảy ra là chuyện đương nhiên”.
(còn nữa)
Minh Anh/Vietnamnet
Vợ tôi ban đầu không nghe, cô ấy giận lây sang mẹ chồng chuyện bà tị nạnh tiền nong với con trai. Vì thế, tôi mệt mỏi và đau đầu vô cùng. Một thời gian sau, vợ tôi cũng dần thay đổi...”, anh Hưng trải lòng.
Cùng cảnh đau đầu vì chuyện tiền nong gửi về, anh Nguyễn Minh Quang (công nhân XKLĐ tại tỉnh Aichi, Nhật Bản) thì khổ sở vì bị vợ phát hiện chuyện gửi tiền riêng cho bố mẹ mình.
Anh Quang kể: “Gia đình tôi khó khăn, bố mẹ tôi lại đang nuôi 2 em ăn học (một em học đại học, một em học cấp ba). Vì thế, mỗi lần gửi tiền về cho vợ, tôi dặn vợ biếu bố mẹ và cho các em chút tiền học phí. Tuy nhiên vợ tôi không nghe. Tôi gửi về bao nhiêu, cô ấy gom tất cả lại và mang đi gửi tiết kiệm.
Nghĩ thương bố mẹ và không muốn vợ nghĩ ngợi, thỉnh thoảng, tôi gửi vào tài khoản em gái cho mẹ tôi 2 - 3 triệu để mẹ chi tiêu. Gửi đến lần thứ 3 thì vợ tôi phát hiện. Cô ấy điện thoại cho tôi làm ầm ĩ và nhìn bố mẹ tôi với con mắt coi thường. Từ đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, vợ chồng cứ nổ ra liên tiếp".
“Tôi ở xa vừa vất vả làm việc vừa đau đầu vì mâu thuẫn gia đình. Sau này, tôi phải rút ra kinh nghiệm cho mình, sử dụng đồng tiền cũng phải khéo léo để không phật lòng ai”, anh Quang nói thêm.
Bàn về chuyện khó xử của anh Hưng và anh Quang, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088 cho rằng, cả 2 anh đều có ý rất tốt và biết nghĩ cho gia đình, vợ con. Tuy nhiên cách xử lý của cả hai anh chưa dứt khoát và khéo léo nên dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Ở trường hợp của anh Quang, nếu muốn gửi tiền cho mẹ, anh có thể bàn bạc với vợ và nói thẳng với vợ rằng, đó là trách nhiệm của anh với bố mẹ và các em. Tuy nhiên khi gửi tiền cho bố mẹ đẻ, anh cũng nên có trách nhiệm và quan tâm đến gia đình vợ. Sẽ không có người vợ nào có thể có ý kiến nếu như cách cư xử của anh công bằng giữa hai bên nội ngoại. Đối với trường hợp của anh Hưng, có thể hiểu, bố mẹ anh thấy tự ái và tủi thân thế nào khi đồng tiền của con trai gửi về luôn được con dâu ưu ái gia đình bên ngoại. Vì thế, trong trường hợp này, anh Hưng cũng đáng trách vì anh đã quá vô tâm, không hỏi han rõ ràng chuyện biếu xén bố mẹ hai bên. "Tiền nong là chuyện rất nhạy cảm, vì thế, ứng xử với nó phải khéo khéo. Nếu không, mâu thuẫn xảy ra là chuyện đương nhiên”. |
Xin hoàn thuế ở Nhật nếu gửi tiền trợ cấp gia đình ở Việt Nam
Có rất nhiều bạn không biết về thông tin xin hoàn thuế ở Nhật như thuế thu nhập(所得税 – Shotokuzei), thuế cư trú(住民税 – Juminzei)tại Nhật. Đây là một thông tin rất hữu ích vì đó là quyền lợi mà các bạn được hưởng.