Điểm danh những lễ hội “siêu dị” chỉ có ở Nhật Bản

Ngoài được nhắc đến với những cái tên như “Đất nước mặt trời mọc”, “Xứ sở hoa anh đào”, “Xứ Phù Tang”, Nhật Bản còn được thế giới biết đến với những nét văn hóa “độc-lạ-dị” có một không hai. Hãy cùng chúng tôi điểm danh một số lễ hội được mệnh danh là “siêu dị” chỉ có ở Nhật Bản nhé!

20:00 02/11/2019

Lễ hội Onbashira (tỉnh Nagano)

Nhắc đến lễ hội Onbashira rất nhiều người sẽ cho đây là lễ hội “dị” và có tính chất nguy hiểm bậc nhất tại Nhật Bản. Được tổ chức 7 năm một lần với thời gian là 2 tháng, đây là lễ hội truyền thống có lịch sử trên 2000 năm của tỉnh Nagano và là một trong ba lễ hội kì lạ lớn nhất ở Nhật.

Tại lễ hội, người ta sẽ dùng những thân cây nhựa ruồi- một loại cây khá phổ biến ở đây để những người tham gia mặc trang phục truyền thống sẽ ngồi trên đó và tiến hành cuộc đua.Trong cuộc đua, sẽ có những chặng người tham gia sẽ phải vượt qua những đoạn dốc thẳng đứng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may sơ sảy. Người được một lần chứng kiến cảnh tượng này chắc sẽ không bao giờ quên được.

Lễ hội Paantu (tỉnh Okinawa)

Một trong những lễ hội kì quặc nhất tại tỉnh Okinawa chính là lễ hội Paantu. Đây là lễ hội truyền thống của đảo Miyako, tại lễ hội này sẽ có 3 người với bộ dạng kì quái, trét bùn lên toàn thân sau đó sẽ đi khắp nơi trét bùn vào những người đi đường, nhà cửa, xe cộ…Người dân tại đây tin rằng người và vật nếu được dính bùn thì sẽ là một điều may mắn. Tuy nhiên với trẻ em thì những “người bùn” này quả thật là một điều khủng khiếp.

Lễ hội Warai (tỉnh Wakayama)

Một người đàn ông được phủ một lớp nền trắng toàn thân và cả khuôn mặt cũng được phủ nền trắng xoá được mệnh danh là “Người đàn ông nụ cười” sẽ khuấy động đám đông, hô hào mọi người “Hãy cười lên, cười thật tươi nào!”.Lễ hội được tổ chức hàng năm tại tỉnh Wakayama nhằm mang lại tiếng cười và sự vui vẻ cho mọi người.

Tương truyền rằng ngày xưa người dân nơi đây đã dùng tiếng cười của mình để động viên an ủi một vị thần và lễ hội này cũng được ra đời từ đó.

Lễ hội Enreionodachi (tỉnh Nagano)

Được biết đến với cái tên lễ hội ngắn nhất Nhật Bản bởi thời gian diễn ra lễ hội chỉ vẻn vẹn khoảng 20 giây, xin nhắc lại thời gian diễn ra chỉ khoảng 20 giây mà thôi.

Lễ hội diễn ra vào tháng 10 hàng năm với nghi thức duy nhất là sau khi một người hô “ Hànhlễ” mọi người sẽ cúi đầu tạ lễ trước bia đá tưởng niệm Nhật hoàng Minh Trị đã vi hành qua đây.Sau lễ hội mọi người sẽ cùng nhau dùng bữa.

Lễ hội Takeuchi (tỉnh Akita)

Mức độ nguy hiểm của lễ hội này cao đến mức được đài truyền hình của Úc xếp hạng 3 trong các lễ hội nguy hiểm nhất thế giới.

Lễ hội được tổ chức vào giữa tháng 2 hàng năm tại tỉnh Akita. Tại lễ hội sẽ chia ra thành đội Bắc và đội Nam, hai đội sẽ dùng những cây tre dài để đánh về phía đối phương. Có tổng cộng 3 hiệp đấu, mỗi hiệp đấu kéo dài khoảng 5 phút và số cây tre được sử dụng trong đêm hôm đó lên đến con số 3000 cây. Những người tham gia đều nghiêm túc và chiến đấu hết mình. Tương truyền nếu đội Nam thắng thì giá gạo sẽ tăng còn nếu đội Bắc thắng thì năm đó sẽ được mùa.

Lễ hội Tounin Gyouji (tỉnh Akita)

Thêm một lễ hội kì lạ nữa ở tỉnh Akita đó chính là lễ hội Tounin gyouji. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 7 nhằm tưởng nhớ đến vị thần Susanoo- vị thần từng một mình giết chết con rắn 8 đầu để cứu người dân cũng như để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Tuy nhiên điều kì quái ở đây là nhân vật đóng vai thần Susanoo sẽ phải uống thật nhiều rượu, uống đến say bất tỉnh nhân sự, sau đó sẽ có một đoàn người mang bò đen tới rước người đó đi vòng quanh phố. Để đỡ người đàn ông không bị ngã sẽ có 4-5 người bên cạnh để hỗ trợ.

Lễ hội Somin (tỉnh Iwate)

Đây là lễ hội có truyền thống hơn 1000 năm của tỉnh Iwate đồng thời cũng là một trong ba lễ hội kì lạ lớn nhất Nhật Bản. Lễ hội diễn ra vào tối ngày 14/2 đến sáng ngày 15/2 nhằm cầu mong sức khoẻ, tránh gặp phải tai ương, bệnh tật. Dưới thời tiết dưới 0 độ (có thể xuống -5, -6) những người đàn ông tham gia lễ hội chỉ mặc trên mình duy nhất một chiếc khố trắng. Vào đêm 14, họ sẽ cùng nhau tắm nước lạnh, sau đó sẽ cùng nhau giành giật một chiếc túi, người dân ở đây cho rằng ai sở hữu được chiếc túi sẽ được may mắn và phước lành.

Nguồn: Isenpai

Tags:
Bọ hung bán giá hơn 27 triệu đồng một con tại Nhật

Bọ hung bán giá hơn 27 triệu đồng một con tại Nhật

Trên một nền tảng đấu giá trực tuyến, dân sưu tầm Nhật Bản tranh mua một chú bọ hung Hercules thuần chủng được nhập từ đảo Guadeloupe. Giá chốt bán lên đến hơn 27 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất