Định hướng thành công dành cho du học sinh Nhật Bản

Du học sinh dù sang tháng 4, 7, 10 hay 1 cũng cần phải lên những mục tiêu nhất định để phấn đấu và cố gắng. Đặc biệt với các bạn sang tháng 10 và tháng 1 thời gian học tiếng Nhật cũng như chuẩn bị cho các bước tiếp theo không nhiều. Vì vậy các bạn cần phải khẩn trương xác định những mục tiêu của mình ngay từ khi mới sang Nhật.

16:59 01/01/2018

Để thi được Senmon, Đại Học tại Nhật, các bạn cần có năng lực tiếng Nhật nhất định. Với những bạn có nguyện vọng vào Senmon thì tiếng Nhật tương đương với N2 hoặc đã đỗ bằng N3. Đối với bạn có nguyện vọng vào Đại Học thì tiếng Nhật tương đương N1 hoặc đã có bằng N2.

Ngoài bằng thi năng lực tiếng Nhật Noryokushiken – JLPT (日本語能力試験ーにほんのうりょくしけん) thì các bạn còn có thể thi kì thi dành cho du học sinh Nhật Bản, được gọi là Ryugakushiken – EJU (留学試験ーりゅうがくしけん). Thông thường, các trường Đại Học thường dựa theo điểm thi EJU để xét điều kiện vào trường, điểm tối thiểu cho trường ĐH là 200/400 điểm.

Các bạn nên lưu ý những điều kiện tiếng Nhật này để tạo cho mình những mục tiêu và kế hoạch học tập thích hợp.

Trước khi đi vào chi tiết, Sempai tiếp sức Kohai muốn lưu ý với các bạn rằng, bản kế hoạch này dành cho các bạn du học sinh sang Nhật theo diện tự túc và lấy mục đích học tập hàng đầu, không phải du học với mục đích kiếm tiền.

Kì thi tiếng Nhật

Có 2 kì thi Tiếng Nhật như đã nói ở trên là năng lực tiếng Nhật và kì thi dành cho du học sinh Nhật Bản. Mỗi kì thi có những đặc thù riêng, nhưng nhìn chung các bạn nên tìm những câu hỏi, đề đã ra những năm trước làm thử để đánh giá chung năng lực của mình đang ở đâu và thiếu những gì để cố gắng.

Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT (日本語能力試験ーにほんのうりょくしけん): 1 năm có 2 lần tổ chức thi là kì tháng 7, kì tháng 12.

Kì thi du học sinh Nhật Bản EJU (留学試験ーりゅうがくしけん): 1 năm có 2 lần tổ chức thi là kì tháng 6, kì tháng 11.

Cả 2 kì thi này đều cần phải đăng kí trước đó khoảng 3 tháng, chi tiết các bạn có thể tham khảo link bên dưới. Đừng bỏ lỡ bất cứ kì thi nào một cách đáng tiếc do thiếu thông tin!

JLPT: https://www.jlpt.jp/application/domestic_index.html

EJU: http://www.jasso.go.jp/eju/

Kì thi Senmon, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học

Kì thi Senmon, Cao đẳng, Đại Học, Cao Học thường có 2 kì thi trong 1 năm, thông thường vào tháng 10 và tháng 1 năm sau. Các bạn nên vào trang chủ của trường mình nguyện vọng để biết thông tin chi tiết. Ngoài ra, bạn nên tham gia các buổi Open campus hoặc buổi giới thiệu về trường để biết chính xác trường mình chọn có như những gì mình đã nghe và đã nghĩ không.

Thêm vào đó, tại các buổi giới thiệu các bạn có thể gặp trực tiếp thầy cô để hỏi những vấn đề còn băn khoăn. Đối với những bạn thi Cao Học sẽ có thể đăng ký học thử 1 tiết nào đó do giáo viên của trường hoặc giáo viên hướng dẫn bạn có nguyện vọng giảng dạy.

Các bước chuẩn bị cơ bản

Tùy theo trường bạn chọn sẽ có những yêu cầu riêng về mặt hồ sơ. Dưới đây là những điểm chung trong quy trình chuẩn bị hồ sơ thi tuyển kì thi Senmon, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học tại Nhật.

-Học bạ, bảng điểm, bằng cấp 3 (hoặc cấp học cao nhất của bạn tại Việt Nam) bản gốc + bản dịch có công chứng.

-Điểm thi tiếng Nhật trong 2 kì thi năng lực tiếng Nhật và kì thi dành cho du học sinh Nhật Bản.

-Điểm thi môn tự chọn (tổng hợp, lý, hóa, sinh) tùy theo trường bạn thi tuyển có yêu cầu hay không.

-Bản dịch tiếng Nhật (hoặc tiếng Anh) luận văn tốt nghiệp tại trường Đại Học ở Việt Nam (Tùy trường có yêu cầu hoặc không)

Điểm thi tiếng Anh IELTS, TOEFL, TOEIC

Xin học bổng như thế nào???

-Diện miễn giảm học phí hoặc tiền nhập học

Đối với những bạn đã có N2 khi nộp hồ sơ dự thi có khả năng cao được miễn giảm học phí hoặc miễn tiền nhập học ngay từ ban đầu.

Tiền nhập học thường khoảng 20-30 man.

-Xin học bổng ngoài trường

Thường dành cho các bạn đỗ trình độ N2 trở lên.

Chi tiết các loại học bổng bạn có thể tham khảo ở link dưới đây:

http://www.ils.u-toyama.ac.jp/news/pdf/syougaku.pdf

Dưới đây là bảng chi tiết xây dựng các mục tiêu phấn đấu theo mốc thời gian dành cho các bạn nhập học kỳ tháng 4. Còn đối với những du học sinh nhập học tháng 7, 10, và 1 do thời gian bị rút ngắn đi nhưng các mục tiêu ở các mốc thời gian cần hoàn thành không thay đổi do đó các bạn hãy tự cân đối về các mục tiêu, thời gian cần hoàn thành để tự xây dựng cho mình một bản kế hoạch định hướng hoàn chỉnh.

Chúc các bạn du học sinh thành công với chuyến phiêu lưu du học của mình ^^!

Nguồn: vijaexpress

Tags:
Du học sinh Nhật Bản bỏ học đi làm – Nguyên nhân do đâu?

Du học sinh Nhật Bản bỏ học đi làm – Nguyên nhân do đâu?

Nếu lượn quanh 1 vài cộng đồng hay các trang mạng bạn sẽ thấy nhan nhản các tin " Du học sinh Việt Nam tại Nhật trục xuất về nước do làm quá giờ quy định ", " bắt giữ các du học sinh Việt làm trái phép tại Nhật ","Bát cơm chan đầy nước mắt' của du học sinh Nhật ".

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất