ĐỘC ĐÁO tết trung thu người Nhật được tổ chức 2 lần
Nếu như tết trung thu ở Việt Nam chỉ diễn ra mỗi năm một lần thì tết trung thu người Nhật được tổ chức 2 lần trong một năm. Chính vì thế tạo nên sự khác biệt thú vị so với các nước châu Á khác. Sự khác biệt trong tết trung thu ở Nhật còn điểm nào nữa không, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây.
11:00 22/09/2018
Tuy Nhật Bản đã bỏ đi tết Nguyên Đán nhưng tết Trung thu vẫn giữ lại. Vì thế khi xa nhà thực tập sinh đừng buồn vì không thể đón trung thu bên gia đình, bạn hãy trải nghiệm đón trung thu.
Nhật Bản cũng đón tết trung thu như những nước Đông Á khác
Bạn đang ở Nhật để học tập hay làm việc đang buồn phiền vì không được đón trung thu cùng gia đình. Đừng lo lắng nhé, vì Nhật Bản vẫn có tết trung thu mà.
Tuy nhiên, tết trung thu người Nhật lại rất khác biệt so với Việt Nam, thực tập sinh hãy cùng tìm hiểu những nét độc đáo đó để đón một mùa trung thu nơi xứ người thật vui vẻ nhé!
I. TẾT TRUNG THU CỦA NHẬT BẮT NGUỒN TỪ TRUNG QUỐC
Nhiều giả thuyết cho rằng tết trung thu người Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật ở thời Heian và thường gọi là Otsukimi.
Tết trung thu Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc
Trong tiếng Nhật từ Otsukimi có nghĩa là ngắm trăng và người Nhật chọn ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội ngắm trăng.
Bởi đây là thời gian sau khi thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị mùa gặt lúa nước. Với mục đích cầu xin thần linh sẽ mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người.
Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho các giới quý tộc nhưng đến thời Edo, Otsukimi được phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những ngày lễ truyền thống của Nhật Bản.
II. ĐỘC ĐÁO TẾT TRUNG THU NHẬT ĐƯỢC TỔ CHỨC 2 LẦN
Cỏ lau là một trong những vật trang trí không thể thiếu trong tết trung thu Nhật Bản
Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức hai lần trong cùng một năm, đây là một nét độc đáo, khác biệt so với các quốc gia Đông Á. Lần đầu tiên trung thu của Nhật được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch và lần thứ hai là ngày 13/9 âm lịch thường được gọi là Zyusanya – trăng sau.
Bởi người Nhật quan niệm rằng nếu chỉ ngắm trăng mỗi đêm 15 thì sẽ gặp xui xẻo, tai họa sẽ ập đến. Vì vậy, ở Nhật tết trung thu được tổ chức 2 lần mỗi năm.
III. LỄ HỘI NGẮM TRĂNG OTSUKIMI NHẬT BẢN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Thực tập sinh nếu muốn thưởng thức đêm lễ Otsukimi đón trung thu ở Nhật một cách trọn vẹn nhất, cần phải chú ý những điều này: Nơi ngắm trăng
Vị trí ngắm trăng đẹp nhất là trong vường hoặc hiên nhà
Người Nhật quan niệm rằng, để thưởng thức trăng đẹp nhất bạn cần chọn vị trí ở trong vườn, hiên nhà hay bất kì nơi nào thoáng đãng. Tránh những nơi có tầm nhìn trăng bị che khuất. Như vậy mới có thể thưởng thức ngắm trăng trọn vẹn được. Cỏ lau – vật trang trí chính trong tết trung thu Nhật
Từ xa xưa, cỏ lau được người Nhật quan niệm rằng đây là hiện thân của thần mặt trang, đem lại sự sung túc cho gia đình và mùa màng bội thu. Ngoài ra, còn có ý nghĩa giúp xua đuổi ma quỷ.
Đây là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng trong mùa thu Nhật Bản. Bánh trung thu Nhật Bản
Nhật Bản cũng có bánh trung thu như Việt Nam và Trung Quốc, tuy nhiên lại khác nhau ở điểm bánh trung thu Nhật Bản không có trứng muối bên trong và mỏng hơn.
Bánh trung thu Nhật Bản mỏng hơn và không có nhân trứng muối
Tuy nhiên, bánh trung thu truyền thống của Nhật Bản lại chính là bánh Tsukimi dango. Đây là loại bánh thường được bày ra vào đúng ngày 15/8 âm lịch, với ý nghĩa dâng lên thần linh, cầu cho mùa màng bội thu và có ý nghĩa mang lại sức khỏe, hạnh phúc.
Vào đêm 15/8 người Nhật sẽ xếp khoảng 15 viên dango lên đĩa để cúng hoặc 5 viên, còn đêm 13/9 người Nhật sẽ cúng 13 viên hoặc 3 viên dango.
Bên cạnh bánh trung thu, Tssukimi dango, người Nhật cũng sử dụng nhiều món ăn trong ngày này như: Mochi, hạt dẻ, đậu ván, khoai môn…Và không thể thiếu rượu Sake.
Vào những ngày này người Nhật sẽ quây quần bên nhau cùng uống rượu, ăn những món ăn yêu thích và thưởng thức bánh trung thu truyền thống và ngắm trăng. Đồ chơi trong tết trung thu người Nhật
Đèn lồng cá chép là đồ chơi truyền thống trong tết trung thu của Nhật
Đồ chơi trung tết thu thu của Nhật Bản chủ yếu là đèn cá chép. Bởi cá chép là hiện thân cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, với hình ảnh có chép lội ngược dòng nước vượt qua thác ghềnh.
Đây cũng là mong muốn của những bậc cha mẹ mong cho con cái luôn khỏe mạnh và sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.
IV. TẾT TRUNG THU CỦA NHẬT THỰC TẬP SINH CÓ ĐƯỢC NGHỈ LÀM KHÔNG?
Tết trung thu Nhật Bản thực tập sinh không được nghỉ làm bởi đây là ngày tết không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ của Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau một ngày làm việc, học tập vất vả, căng thẳng thực tập sinh có thể cùng bạn bè, người thân ở Nhật tham gia ngày tết này để cùng thưởng thức không khí tết trung thu nơi xứ người thật ấm áp, hạnh phúc.
Những thông tin thú vị mà laodongxuatkhau.vn viết về tết trung thu người Nhật, sẽ giúp thực tập sinh ở Nhật hiểu rõ được phần nào những phong tục ở Nhật Bản. Hy vọng rằng bạn sẽ có một mùa trung thu ấm áp, hạnh phúc nơi xứ người.
Nguồn: laodongxuatkhau.vn
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mất lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.