Đúng hay sai khi Nhật - Việt cùng đưa kết thúc không có hậu vào sách giáo khoa bậc tiểu học?

Trẻ thơ như tờ giấy trắng, sẵn sàng cầm bút ghi tất cả mọi thứ vào bộ nhớ non nớt của mình rồi chuyển vào nhận thức, tạo ra suy nghĩ mà người lớn không bao giờ hiểu được.

07:00 03/11/2017

Từ sau thành công của cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới tạo ra những bậc thiên tài vĩ đại lừng lẫy tên tuổi.

Chúng ta đã quá tập trung vào khả năng IQ của con người mà bỏ qua nhân tố quan trọng song hành để tạo ra các bậc kỳ tài đó chính là EQ.

Với tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của trẻ,  đúng hay sai khi đưa kết thúc không có hậu vào chương trình giáo dục trẻ em bậc tiểu học ?

Có nên nhồi những cảm xúc tiêu cực vào cho trẻ khi còn quá nhỏ?

Câu chuyện trong sách giáo khoa lớp 4 của Nhật có tên ” Gon, chú cáo nhỏ” của tác giả Niimi Nankechi nên hầu như tất cả người Nhật nào cũng biết.

Nội dung câu chuyện như sau:

” Gon là chú cáo mồi côi cha mẹ sống đơn độc trong khu rừng gần một ngôi làng nọ. Vì cô đơn nên chú thường vào làng để trêu chọc con người.

Một ngày nọ trên đường vào ngôi làng, chú bắt gặp anh chàng tên Hyoju đang giăng lưới bắt cá giữa dòng sông.

( Nguồn blogs.yahoo)

Vốn tinh nghịch nên thừa lúc Hyoju không để ý chú đã lén thả hết cá và lươn ra khỏi giỏ.

Khoảng mười ngày sau, khi nhìn thấy đám ma đưa tiễn mẹ của Hyoju, Gon mới hiểu những con lươn mà Hyoju bắt là để dành cho người mẹ đang bị bệnh, nên chú thấy hối hận vô cùng về trò đùa của mình. ”

Toàn bộ câu chuyện : Nguồn nhatkycuame

Toàn bộ bị kịch bắt đầu từ đây. Gon vì trả nợ cho Hyoju, kết cục lại bị chính Hyoju dùng súng bắn chết. Khi Hyoju biết sự thật cũng là lúc Gon từ từ khép mi mắt lại trong làn khói xanh nhẹ bốc lên và câu chuyện kết thúc.

Kết thúc bi thương của Gon mở ra nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Hầu hết cho rằng, “Gon thật đáng thương, tội nghiệp, mong kết thúc câu chuyện sẽ khác đi, trả lại sự sống cho Gon”

Có một số khác lại cho rằng” Hyoju không hề hay biết hành động của Gon, nên không thể trách Hyoju được”

Trái lại, có những quan điểm gay gắt hơn” Kết cục như vậy là đáng cho Gon, bởi những điều đã làm trong quá khứ”

Trong khi đó, câu chuyện Người đi săn và con vượn trong sách giáo khoa Việt Nam cũng tốn nhiều nước mắt trẻ thơ như câu chuyện của Nhật

( Nguồn youtube.)

Kết thúc bi thảm của khỉ mẹ khi che chở đàn con của mình, sự hối cải của người thợ săn tạo nên những cung bậc cảm xúc giống nhau cho trẻ em Việt.

Phần lớn cho rằng, trẻ em cảm nhận những đau thương, tiếc nuối, mất mát từ nhỏ giúp trẻ thêm phong phú cảm xúc, cảm thụ nhân sinh quan, phát triển kỹ năng bày tỏ  ý kiến của mình.

Tuy nhiên, có ý kiến trái chiều  xem đây là hành động “phá hỏng” tâm hồn trẻ thơ khi chúng còn quá mỏng manh.

Chúng cần thêm thời gian để trau dồi nhận thức, để có cách nhìn chín chắn hơn về sự việc, sự vật.

Việc trẻ có thể bày tỏ quan niệm của mình là điều tốt nhưng cũng cần hướng tích cực về thế giới quan bên ngoài.

Liệu trẻ có thể tự rút ra bài học cho mình rằng ” Không nên vội vã kết tội một ai đó, bình tĩnh để tránh một kết cục đáng tiếc”?

( Nguồn kilala)

Hay từ câu chuyện của Người thợ săn, trẻ có thể dễ dàng cảm nhận thông điệp về tình mẫu tử.

Trẻ có thể tự mình rút ra thông điệp ” Hãy hiểu về hoàn cảnh ai đó trước khi phán xét họ.Không chỉ ảnh hưởng đến một người, hậu quả còn ảnh hưởng đến những người xung quanh” hay không? 

Tính cách của trẻ sẽ trưởng thành theo chính ấn tượng hay cảm nhận từ nhỏ của mình.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Nhật Bản và nghịch lý thừa việc làm nhưng lương không tăng

Nhật Bản và nghịch lý thừa việc làm nhưng lương không tăng

Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang phải đau đầu để chuyển đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thành động lực tăng lương, qua đó kích thích thị trường tiêu dùng trong nước. Điều trớ trêu ở đây là dù tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng các tập đoàn vẫn không chịu chi thêm cho nhân viên.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất