Eɱ bé 14 ɫɦáпg ɫuổi ɱɑпg ɫroпg ɱìпɦ 2 loại uпg ɫɦư: "Cɦừпg пào còп được пɦìп ɫɦấy пụ cười củɑ coп, cɦúпg ɫôi còп cố gắпg"

Các bác sĩ nói rằng bé Nguyên có thể phục hồi tới 80% sau điều trị ung thư máu. Nhưng khi bé được chọc tủy để đánh giá kết quả, đau đớn thay, lại phát hiện thêm một mầm bệnh K khác trong cơ thể non nớt chỉ mới 14 tháng tuổi.

01:43 06/12/2021

Trong "khu vui chơi" đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Huế những ngày cách ly vì bệnh nhân Covid-19, một nữ điều dưỡng dùng xe đẩy, đặt bé Nguyên lên trên, đưa con đi "chơi" dọc hành lang chật hẹp nồng nặc mùi thuốc khử trùng. Nguyên chỉ mới 14 tháng tuổi, nhưng cùng lúc mắc 2 loại ung thư.

Số phận buộc con phải chiến đấu với bệnh tật như một siêu nhân, kể từ ngày đến với cuộc đời này.

Em bé 14 tháng tuổi mang trong mình 2 loại ung thư: Chừng nào còn được nhìn thấy nụ cười của con, chúng tôi còn cố gắng - Ảnh 1.Bé Nguyễn Lê Hoàng Nguyên, 14 tháng tuổi, nhập viện từ ngày chào đời vì mang trong mình nhiều mầm bệnh.

Bé Nguyễn Lê Hoàng Nguyên sinh ngày 3/5/2019, là con thứ hai của anh Nguyễn Mạnh Cầm (26 tuổi) và chị Lê Thị Thùy Trang (27 tuổi). Trước Nguyên là chị gái 4 tuổi, cả gia đình cùng sinh sống tại thành phố Hà Tĩnh.

7 ngày sau sinh, đứa trẻ có biểu hiện vàng da, bụng chướng bất thường. Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã chuyển bệnh nhi ra Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám. Ít ngày sau, Nguyên được xác định bị viêm ruột hoại tử, đường ruột rất yếu.

Một tháng sau, triệu chứng bệnh suy giảm, anh Cầm chị Trang đón Nguyên về Hà Tĩnh. Không lâu sau, bé sốt cao, từng cơn kéo dài không ngắt, co giật, ngay lập tức được chuyển ra lại Hà Nội trong tình trạng hôn mê sâu. Các bác sĩ tiến hành chọc tủy, sàng lọc máu, gửi mẫu xét nghiệm sang Singapore. Ngày nhận kết quả, vợ chồng anh Cầm chết điếng. Đứa con khi đó mới chỉ 7 tháng tuổi, mắc ung thư máu dòng Lympho nguy cơ cao.

Em bé 14 tháng tuổi mang trong mình 2 loại ung thư: "Chừng nào còn được nhìn thấy nụ cười của con, chúng tôi còn cố gắng" - Ảnh 2.Sinh nhật một tuổi của Hoàng Nguyên cũng là quãng thời gian bé gắn liền với bệnh viện khi vừa cất tiếng khóc chào đời, chịu đựng hàng trăm nghìn mũi kim đau đớn.

Chỉ 4-5 tháng ở Hà Nội, gia đình anh Cầm phải chi trả tới 600 triệu đồng. Vay mượn, cầm cố nhà cửa, kể cả làm bất kể công việc nào như phụ hồ, đôi vợ chồng trẻ vẫn không thể gồng gánh khoản tiền quá lớn. Anh chị quyết định xin chuyển con về Bệnh viện Trung ương Huế. Con gái lớn gửi nhờ ông bà nội nuôi nấng. Gần một năm nay, số lần chị Trang gặp con chỉ đếm trên đầu ngón tay.

"Lúc ấy tôi không còn biết làm gì nữa ngoài ôm con đau đớn khóc. Anh mạnh mẽ hơn, chạy ngược xuôi lo giấy tờ thủ tục để cho con nhập viện. Gia đình 3 người rong ruổi từ Bắc vào Nam, làm bạn với bệnh viện, ăn cơm đường cháo chợ qua loa cho xong bữa, chỉ với một hy vọng mong manh cứu lấy con, cho con có cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác", chị Trang nghẹn ngào.

Chỉ trong vòng 28 ngày, Nguyên phải chịu đựng 3 lần vào hóa chất, trên người chỗ nào có ven là chỗ đó có mũi tiêm thâm tím. Những khi hóa chất ngấm, con mệt, lại nằm bệt ra giường. Ánh mắt con trong veo nhưng lại khiến người mẹ cảm thấy thật sự rất đau đớn.

"Tôi không biết phải làm gì nữa cả, thật sự rất muốn là người chịu đựng cơn đau này, bệnh tật này thay cho con", người mẹ bật khóc.

Các bác sĩ sợ rằng Nguyên không đủ sức khỏe để tiếp tục liệu trình. Những lúc con khỏe, được bố mẹ cho về nhà mấy ngày. Hôm sau, con lại đến bệnh viện, nếu đủ sức đề kháng, sẽ tiếp tục vào thuốc.

Em bé 14 tháng tuổi mang trong mình 2 loại ung thư: Chừng nào còn được nhìn thấy nụ cười của con, chúng tôi còn cố gắng - Ảnh 3.Sau những giờ làm, anh Cầm tranh thủ vào chăm sóc con trai.

14 tháng rồi, Nguyên chỉ vẻn vẹn 7kg, da dẻ xanh xao, những vết bầm tím không tan. Đường ruột yếu, con không thể ăn cơm hay cháo, chủ yếu bú sữa mẹ. Gương mặt con vẫn tươi roi rói mỗi khi không mệt, nụ cười lém lỉnh như thiên thần.

"Nằm ôm con trong viện, hễ mỗi lần có một đứa trẻ trong phòng chuyển biến xấu là mẹ lại sợ đến cùng cực, lại ôm Nguyên của mẹ thật chặt, phấp phỏng lo lắng cho con đến nỗi thức trắng cả đêm không dám ngủ".

Với tình trạng của Nguyên, hết liệu trình điều trị ung thư máu, bé có thể phục hồi 80%. Tuy nhiên, khi các bác sĩ chọc tủy để đánh giá tình hình sau 7 tháng, đau đớn thay phát hiện thêm một mầm bệnh K khác trong cơ thể đứa trẻ: ung thư tủy.

Anh Cầm và chị Trang chợt thấy bầu trời trước mắt sụp đổ hoàn toàn.

"Chúng tôi thương con đến đau lòng. Mòn mỏi chờ đợi ngày con sớm khỏe mạnh, dù một chút hy vọng mong manh cũng sẽ cứu lấy con, nhưng giờ quả thật chúng tôi cạn kiệt. Nhìn nụ cười con mà chúng tôi cứ khóc. Thương con nhiều, mà chẳng biết phải làm sao...", anh Cầm nói.

Phác đồ điều trị mới được vạch ra. Nếu cơ thể đứa trẻ phục hồi 80-90% sau ung thư máu, chỉ còn cơ hội nuôi tủy sống để ghép. Vợ chồng anh Cầm quyết định sẽ chờ đợi, mỗi ngày "bòn rút" thêm một tia hy vọng, miễn rằng có thể cứu con.

"Đến khi bác sĩ nói rằng Nguyên không qua khỏi, chúng tôi mới chấp nhận buông bỏ. Chừng nào còn được nhìn thấy nụ cười con mỗi ngày, chúng tôi vẫn cố gắng. Cuộc sống mà, mình đâu có quyền chọn lựa. Mặc kệ đi, nó xô tới đâu mình dạt tới đó", anh Cầm nói.

Tags:
Lấy cɦồпg Tây gặρ biếп cố, пgười ρɦụ пữ để coп vào lồпg sắɫ cɦở kɦắρ Sài Gòп lượɱ ve cɦɑi

Lấy cɦồпg Tây gặρ biếп cố, пgười ρɦụ пữ để coп vào lồпg sắɫ cɦở kɦắρ Sài Gòп lượɱ ve cɦɑi

Lấy chồng Canada, chị Duyên từng có cuộc sống khá giả. Nào ngờ biến cố bi đát đẩy người phụ nữ và con ra gầm cầu ở, lang bạt nay đây mai đó...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất