Giɑ ᵭìпɦ ɱᴜốп ɦạпɦ ρɦúc ʋà ցiàᴜ có, ɫốɫ пɦấɫ cứ ᵭưɑ ɫiềп cɦo ʋợ ցiữ: Sốпց ᵭừпց пêп qᴜá ɾạcɦ ɾòi, ɦỗ ɫɾợ Ɩẫп пɦɑᴜ ɱới Ɩà ɫɦượпց sácɦ
Cɦi ɫiêᴜ ɫɾoпց ցiɑ ᵭìпɦ có câп ɓằпց ᵭược ɦɑy ƙɦôпց ᵭềᴜ ɗo пցười пắɱ ցiữ “ɫɑy ɦòɱ cɦìɑ ƙɦóɑ” qᴜyếɫ ᵭịпɦ.
21:53 02/02/2021
Sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường gặp một vấn đề nan giải: Ai là người nên quản lý tiền bạc trong nhà?
Một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ rằng trước khi kết hôn, nhà chồng hứa sẽ để chị quản lý tiền bạc trong gia đình. Tuy nhiên, đám cưới kết thúc cũng là lúc họ lật lọng, trong đó người phản đối gay gắt nhất là mẹ chồng.
Bà nói rằng suốt mấy thế hệ qua chuyện tiền bạc đều do đàn ông quản lý, giờ để phụ nữ kiểm soát chi tiêu trong nhà chẳng phải là đi ngược với truyền thống bao đời nay sao? Do đó, bà kiên quyết muốn con trai mình trở thành "tay hòm chìa khóa" trong nhà.
Vì lý do này, độc giả và mẹ chồng liên tục bất hòa, khiến cho người ở giữa là anh chồng càng thêm khó xử, không biết phải giải quyết thế nào.
Có thể thấy trong bất cứ gia đình nào, tiền bạc cũng là chủ để nhạy cảm. Nếu không giải quyết hợp tình hợp lý, nó có thể trở thành rào cản lớn gây chia rẽ giữa hai vợ chồng.
Trước đây, quả thực chuyện tiền nong trong nhà chủ yếu đều do đàn ông quản lý. Tuy nhiên, xã hội tiến bộ giúp cho địa vị của người phụ nữ càng được nâng cao. Dần dần, họ thay thế chồng trở thành người quản lý chi tiêu trong gia đình.
Vậy trong hôn nhân, việc quản lý tiền bạc của vợ và chồng có gì khác nhau?
Thứ nhất, việc để người vợ nắm giữ tiền bạc có thể đảm bảo tính chân thực của một cuộc hôn nhân.
Ngày nay, có không ít vụ lừa đảo hôn nhân diễn ra trong xã hội. Nhiều cô gái trẻ người non dạ vội vã kết hôn mà không tìm hiểu kỹ đối tượng, để rồi sa vào vào chiếc bẫy tinh vi của những kẻ lừa đảo.
Khi về nhà chồng, mỗi cô gái sẽ đều được bố mẹ cho một khoản tiền hoặc hiện vật gọi là "của hồi môn". Đây chính là cái mà những kẻ lừa đảo nhắm tới. Chúng âm mưu chiếm đoạt tài sản riêng của các cô gái này dưới danh nghĩa hôn nhân. Sau khi chiếm đoạt xong, những kẻ lừa đảo sẽ vứt bỏ "vợ" mình như một món đồ không hơn không kém.
Nếu một người đàn ông đồng ý để vợ quản lý hết của cải trong gia đình, có thể chắc chắn rằng anh ta không phải là phường lừa đảo, kết hôn chỉ vì tiền.
Thứ hai, việc phụ nữ quản lý chi tiêu trong gia đình cũng là một cách để bảo vệ bản thân. Trong bất kỳ cuộc hôn nhân đổ vỡ nào, phụ nữ cũng là những người hứng chịu nhiều tổn thất nhất. Họ không chỉ mất chồng mà còn có nguy cơ phải ra đi tay trắng, nhất là trong trường hợp chồng là lao động chính trong nhà.
Theo triết học, cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Do đó, việc để vợ nắm giữ tiền bạc trong nhà sẽ càng khiến hôn nhân thêm bền chặt, cũng như giúp họ nâng cao cảm giác an toàn. Nhờ đó, người vợ sẽ giảm thiểu được đáng kể thiệt hại khi có biến cố bất ngờ ập tới.
Bên cạnh đó, sự khác biệt trong suy nghĩ giữa nam và nữ cũng giải thích tại sao người vợ lại chiếm ưu thế hơn người chồng trong việc lập kế hoạch.
Theo các nghiên cứu khoa học, nam giới có tư duy hệ thống và logic tốt hơn, trong khi nữ giới lại suy nghĩ thiên về cảm tính. Người chồng tuy nhạy bén hơn với các con số và phép tính, nhưng phụ nữ mới là người biết cách để duy trì hạnh phúc gia đình, bởi đây là một nhiệm vụ khá cảm tính.
Đàn ông thường giỏi làm giàu, biết kiếm nhiều tiền chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi đối mặt với các vấn đề chi tiêu trong sinh hoạt thường ngày, họ lại tỏ ra bối rối. Ngược lại, phụ nữ rất giỏi khoản mặc cả giá tiền mỗi lần đi mua sắm. Họ có thể tính toán rõ ràng từng khoản tiền để đảm bảo sự cân bằng chi tiêu trong gia đình.
Một độc giả nam tâm sự rằng mình chẳng bao giờ có thói quen mặc cả khi mua quần áo. Người bán nói bao nhiêu thì anh trả bấy nhiêu. Sau khi kết hôn, mỗi lần anh đi mua quần áo đều dắt vợ theo cùng. Nhờ sự chi ly của vợ, số tiền anh bỏ ra chỉ bằng một nửa so với bình thường. Họ tiết kiệm được không ít tiền, có thể để dành để làm việc khác.
Có thể thấy, tư duy của đàn ông rất có lợi trong đầu tư dài hạn, nhưng lại trở nên vô dụng khi đối mặt với những thách thức ngắn hạn của cuộc sống thường ngày.
Do đó, nếu muốn gia đình êm ấm, chồng nên giao quyền quản lý tài chính gia đình cho vợ. Một người vợ khôn khéo sẽ biết cân bằng chi tiêu sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống trong gia đình.
Chỉ khi cả hai vợ chồng cùng nhau phối hợp trong chuyện tiền bạc, hôn nhân mới có thể hạnh phúc và bền vững suốt đời.
Có người cho rằng phụ nữ sinh ra là để quản lý tiền bạc, bởi họ biết tiền nào nên tiêu, tiền nào không. Họ tính toán rõ ràng và chắc chắn, chi tiêu luôn ở mức hợp lý.
Có người lại phản đối, nói rằng đàn ông cầm tiền lợi hơn về lâu dài, bởi họ mạnh dạn hơn, biết cách đầu tư kiếm lời. Họ có thể tối đa hóa lợi nhuận, giúp gia đình mau chóng làm giàu.
Thế nhưng, cuộc sống vợ chồng phải do cả hai bên cùng vun đắp và xoay xở, từ vật chất đến tinh thần. Bởi vậy, chuyện tiền nong cũng không nên quá rạch ròi, vợ nghĩ cho chồng, chồng nghĩ cho vợ, rồi cả hai cùng hỗ trợ lẫn nhau.
Chẳng hạn, đối với chi tiêu thường ngày trong gia đình, phụ nữ nên làm chủ để đảm bảo cân bằng tài chính, không vung tay quá trán. Còn đối với những khoản chi tiêu quan trọng, đàn ông nên là người đưa ra quyết định vì họ có gan lớn, tầm nhìn xa dài hạn, lại biết tính toán nhanh nhạy.
Trên đời chẳng có việc gì là tuyệt đối, cũng không có ranh giới giữa đúng và sai, giữa ưu điểm và khuyết điểm. Vợ hay chồng quản lý tiền trong nhà đều có mặt tốt và mặt xấu, chỉ khi cả hai cùng giúp đỡ lẫn nhau mới có thể khiến tiền đẻ ra tiền, khiến 1+1>2.
Nguồn: Cafef
Tư ɗᴜy Ɩạ ᵭời củɑ пցười ɫɦàпɦ côпց: Cư xử ɓìпɦ ɫɦườпց пɦưпց ƙɦôпց ɫầɱ ɫɦườпց!
Nếᴜ ɓạп ᵭᴜổi ɫɦeo ɦɑi coп ɫɦỏ cùпց ɱộɫ Ɩúc, ɓạп sẽ ƙɦôпց ɓắɫ ᵭược coп пào. Yêᴜ ɫɦícɦ ɱộɫ ʋiệc ɫɦì ɗễ пɦưпց ƙiêп ɫɾì ʋà Ɩàɱ ɫốɫ пó ɫɦì ƙɦôпց ɗễ cɦúɫ пào. Tɦử пɦiềᴜ ʋà ɫɾải пցɦiệɱ có ʋẻ Ɩà ɱộɫ ᵭiềᴜ ɫɦú ʋị, пɦưпց пếᴜ ɓạп ƙɦôпց ƙiêп ɫɾì, ɫɦì пɦữпց пցày ɫɦáпց ɫɦɑпɦ xᴜâп củɑ ɓạп sẽ ɫɾở ɫɦàпɦ ρɦế ρɦẩɱ.