Gia đình nghèo mỗi ngày đều phải nhặt thức ăn thừa ngoài chợ không ngờ có ngày trở thành tỷ phú: Tất cả nhờ vào biết cách dạy con

Có lẽ nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã lớn lên với bộ phim "Charlie và Nhà Máy Sô-cô-la" tràn ngập sắc màu và những điều kỳ thú. Bộ phim với phần hình ảnh sống động cùng nội dung hài hước đã trở thành món ăn tinh thần được yêu thích của rất nhiều người.

16:36 11/03/2021

Bộ phim này nói về gia đình nghèo của cậu bé 11 tuổi Charlie. Ông bà của cậu phải nằm chung trên chiếc giường duy nhất trong phòng ngủ nhỏ xíu của căn nhà. Charlie và bố mẹ phải nằm trên nệm đặt dưới nền nhà. Họ sống trong một căn nhà xập xệ, mỗi ngày đều ăn thức ăn thừa ở chợ nhặt về. Nhưng dẫu vậy cả nhà sống hạnh phúc bên nhau. Mỗi năm một lần vào ngày sinh nhật của mình, Charlie nhận được một thanh sô-cô-la Wonka mà cậu luôn cố gắng để dành trong nhiều tháng sau đó.

Năm đó, Willy Wonka, chủ nhà máy sô-cô-la Wonka, bất ngờ quyết định mở cửa đón năm em nhỏ cùng cha mẹ chúng tới thăm nhà máy sau 10 năm không có bất cứ tiếp xúc với bên ngoài. Để chọn ra người sẽ được vào nhà máy đồng thời được cung cấp sô cô la trọn đời, ngài Wonka giấu năm chiếc vé vàng trong những tờ giấy gói các thanh sô-cô-la Wonka.

Cuộc truy tìm chủ nhân năm tấm vé vàng hết sức quyết liệt. Bất cứ ai tìm được nó đều trở thành trung tâm chú ý của báo chí. Bốn tấm vé đầu tiên lần lượt tìm ra chủ nhân của nó: cậu bé béo phì Augustus Gloop, cô bé hư và nóng nảy Veruca Salt, cô bé nghiện kẹo cao su Violet Beauregarde, và cậu bé nghiện ti-vi Mike Teavee.

Một ngày nọ, Charlie nhìn thấy một đồng 50 xu (tờ 1 đôla trong phiên bản Mỹ) nằm lẫn trong tuyết. Cậu quyết định sử dụng một ít tiền để mua sô cô la còn phần còn lại sẽ mang về cho mẹ. Cậu mua hai thanh, và sau khi bóc thanh sôcôla thứ hai, Charlie tìm thấy chiếc vé vàng thứ năm. Và trùng hợp là ngày hôm sau cũng chính là ngày mà ngài Wonka mở cửa đón khách.

Charlie và ông nội Joe tận hưởng khung cảnh, âm thanh, hương vị của nhà máy và gặp những người Oompa-Loompa, một chủng tộc tí hon đã và đang giúp ông Wonka vận hành nhà máy kể từ khi ông cứu họ khỏi những nối sợ hãi và nghèo khó ở Loompaland. Những đứa trẻ đồng hành cùng Charlie lần lượt bị buộc phải dừng chuyến tham quan nhà máy vì sự tham lam, hống hách và chỉ biết đòi hỏi mọi người đáp ứng mong muốn của mình.

Augustus Gloop bị rơi xuống sông Chocolate sau khi cố gắng cúi xuống uống nước sông và bị hút ngược lên ống dẫn nước. Violet Beauregarde ham hố ăn thử một miếng kẹo cao su vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và bị biến thành quả việt quất xanh khổng lồ. Veruca Salt bị những con sóc phân loại hạt ném vào thùng rác sau khi nổi lòng tham muốn bắt chúng. Mike Teavee bị teo nhỏ và mắc kẹt trong một chiếc tivi.

Sau khi kết thúc hành trình, bốn đứa trẻ có cho riêng mình một diện mạo mới: Augustus bị chiếc ống ép cho thành gầy nhom; da của Violet biến thành màu tím; khắp người Veruca toàn rác là rác; còn Mike thì cao tới 10 feet (hơn 3 mét) và mảnh như sợi dây vì nhầm lẫn trong quá trình hồi phục hình dạng của cậu.

Lúc này, khi chỉ còn mình Charlie, Willy Wonka chúc mừng cậu vì đã là người "giành được" nhà máy này. Ông tiết lộ tuổi thật của mình cũng như lý do đằng sau những chiếc vé vàng, đồng thời tuyên bố Charlie sẽ là người kế tục ông vận hành nhà máy. Tuy nhiên, điều kiện Wonka đưa ra chính là Charlie phải rời xa gia đình của mình. Cậu bé tình cảm quyết không lựa chọn từ bỏ người thân. Bằng sự thông minh của mình, Charlie giúp Wonka vượt qua nỗi đau tinh thần, tìm được niềm vui bên tình thân. Cuố cùng, Wonka đồng ý đưa toàn bộ gia đình của Charlie tới sống tại nhà máy.

Từ nội dung của bộ phim, chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học, đặc biệt là các bậc phụ huynh trong cách dạy con và các bạn nhỏ trong lối sống.

Dưới đây là những bài học mà các bậc phụ huynh nên dạy cho con từ khi còn bé:

1. Đừng để lòng tham chi phối bản thân bạn

Tham là một trong ba độc làm cho con người rơi vào đau khổ. Tham là sự đắm say, sự tham đắm, sự ham muốn, sự đam mê về một điều gì đó. Có năm nhu cầu khiến con người dễ sinh lòng tham, đó là: Tài (tài sản); sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài); danh (danh thơm, tiếng tốt, đức cao vọng trọng); thực (ăn uống); thùy (ngủ nghỉ).

Lòng tham biểu hiện từ nhỏ đến lớn, từ những thứ đơn giản đến những thứ phức tạp và càng vi tế hơn rất nhiều. Nó sẽ khiến con người không có điểm dừng.

Trong bộ phim này, Augustus là một cậu bé tham lam, vì quá tham ăn nên cậu ta đã trượt chân ngã xuống hồ sô-cô-la, mọi thứ với cậu ấy đều là không đủ nên cậu ấy đã bị loại khỏi vòng tham quan nhà máy sô-cô-la.

Sự tham lam sẽ khiến chúng ta mất đi hết lý trí và sẵn sàng làm mọi điều dù xấu xa, tồi tệ để có thể đạt được mục đích.

"Con người ta, một khi bị lòng tham làm mờ hai mắt, cũng không thể nào phân biệt được đúng sai, phải trái." – Thủy Nguyệt Phiêu Linh.

2. Không nên quá kiêu ngạo, học cách lắng nghe

Kiêu ngạo là một tính cách của mỗi người, đặc biệt rất dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ, chúng xuất hiện khá nhiều nhưng chúng ta có thể rất khó để phân biệt vì ranh giới giữ sự tự tin và kiêu ngạo rất gần nhau. Chúng luôn có sự tự tin thái quá vào chính bản thân mình, luôn cho rằng những việc mình làm đều là đúng.

Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của sự kiêu ngạo đó là không bao giờ biết lắng nghe người khác, với tính cách ự tin thái quá luôn cho mình là đúng, luôn cho mình là trung tâm của mọi việc thì họ sẽ không bao giờ quan tâm những gì đối phương nói.

Violet – một cô bé quán quân nhai kẹo cao su trong phim, vì hiếu thắng nên cô bé muốn trở thành người đầu tiên nhai kẹo cao su mới dù cho nó chưa được hoàn thành các công đoạn sản xuất, ăn vào sẽ rất dễ có vấn đề sức khỏe. Vì không nghe lời Vonka, cơ thể cô bé bắt đầu trương phình lên như trái việt quất và đã mất tư cách tiếp tục tham quan nhà máy.

Như vậy, việc lắng nghe không hề đơn giản, nó không chỉ là ngồi và nghe mọi người nói. Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng sống rất quan trọng, hãy học cách lắng nghe để thấu hiêu hơn.

3. Không nên quá nuông chiều trẻ nhỏ, chúng sẽ tỏ ra ương bướng

Trẻ bước vào tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi về tâm, sinh lý kéo theo thay đổi về tính cách, sở thích, thói quen khiến nhiều phụ huynh cảm thấy khủng hoảng khi phải xử lý những lần con "nổi loạn".

Chính sự nuông chiều từ cha mẹ đã tạo cho chúng tính cách ương bướng, không nghe lời người lớn, luôn tự cho mình là đúng và tự cho phép mình làm mọi thứ mà không cần sự đồng ý.

Vì vậy, từ khi con còn bé, cha mẹ hãy dạy cho con tính tự lập, tự đứng lên sau những vấp ngã để chúng hiểu được giá trị của bản thân.

4. Tình thân là điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người

Trong đoạn kết phim, Charlie đã là người chiến thắng và được thừa kế nhà máy sô-cô-la, nhưng Vonka đã ra một điều kiện đó là cậu bé phải rời xa gia đình của mình, cậu bé đã từ chối và nói rằng nhà máy sô-cô-la tuy to lớn nhưng không có người nhà thì còn không bằng căn nhà gỗ xập xệ của cậu ấy.

Từ đây chúng ta có thể rút ra được bài học và nhắc nhở cho con chúng ta đó là: "Tiền có thể mua được mọi thứ nhưng tiền không mua được tình thân và tiền không phải là thứ quan trọng nhất."

Để giáo dục con cái những vấn đề này, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho các con noi theo. Dạy cho chúng giá trị của tình cảm, đặc biệt là tình cảm giữa mọi người trong gia đình, biết yêu thương và biết san sẻ với tất cả mọi người.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tags:
Giàu có bắt nguồn từ tư duy khác biệt: 5 kiểu suy nghĩ 'đáng tiền' của người khôn ngoan

Giàu có bắt nguồn từ tư duy khác biệt: 5 kiểu suy nghĩ "đáng tiền" của người khôn ngoan

Cảm giác khủng hoảng "thiếu tiền tiêu xài" dường như luôn hiện hữu trong nhiều người trẻ hiện đại khi vật giá thì leo thang từng ngày còn đồng lương thì ọp ẹp mãi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất