Gia đình tôi hài lòng sau 8 năm bỏ nước ngoài về Việt Nam sinh sống

Nếu ở lại Anh, con tôi được hưởng nền giáo dục, y tế cực tốt, miễn phí nhưng có thể lại “mất gốc”. Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Việt Hà, 38 tuổi, đang sống tại TP HCM. Chị Hà đã trở về nước 8 năm trước sau hơn 12 năm học tập, làm việc tại Anh quốc.

15:46 08/11/2022

Tốt nghiệp cấp 3, tôi sang Anh học đại học, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ rồi kết hôn. Chồng tôi cũng là người Việt, học và làm việc bên đó. Sau nhiều năm nỗ lực, chúng tôi đều có công việc tốt ở Anh, sống tại một khu chung cư yên tĩnh, văn minh. Kết hôn xong, tôi tiếp tục học lên tiến sĩ. Cả hai vợ chồng đều phải nỗ lực hết sức để khẳng định bản thân, thăng tiến.

Trong thời gian có con nhỏ, tôi đi phiên dịch bán thời gian. Các con tôi, bạn lớn phải gửi trẻ từ lúc 6 tháng tuổi, bạn nhỏ từ lúc 2 tháng. Tuy nhiên, các con khi ốm, sốt là không được nhận vào lớp. Có khi mẹ đi làm, con sốt mọc răng 37,5 độ là cô giáo đã gọi về đón.

Cuộc sống của gia đình tôi ɓị ɕʊốռ ŧɦεσ ɠʊồռɠ Qʊαყ ɭàɷ ѵıệɕ ɕậŧ ɭựɕ ŧạı αռɦ . Ở đó, đàn ông hầu như chỉ chăm chăm lo công việc, rất ít thời gian hỗ trợ việc nhà hay trông con. Chồng tôi cũng không ngoại lệ. Lúc con lớn hơn, tôi đi làm toàn thời gian, 7h sáng ra khỏi nhà, 5h chiều về đón con rồi lo cho bọn trẻ tới 9h tối là người mệt rũ. Cuối tuần cả nhà mới đưa nhau ra công viên chơi.

Chúng tôi cũng có bạn là người bản xứ nhưng vẫn luôn cảm thấy có khoảng cách. Tôi có thể đi chơi, ăn uống với họ nhưng hầu như không thể tâm sự mọi buồn vui của mình. Cũng chẳng có việc muốn chuyện trò là gọi nhau đi cà phê, mà thường phải đặt lịch hẹn trước.

Ngoài ra, chi phí bên Anh rất đắt đỏ, riêng tiền ăn, thuê nhà là mất hẳn 1/2 tháng lương của một người nên chi tiêu gì đều phải cân nhắc. Vợ chồng tôi đều có thu nhập không tồi nhưng 2-3 tháng mới dám đi ăn nhà hàng, nếu không muốn cháy túi. Nghĩ tới chuyện tích cóp để mua được ngôi nhà, chúng tôi cũng toát mồ hôi khi giá bất động sản rất cao, một căn hộ nho nhỏ có khi tốn cả 6 tỷ đồng. Hơn nữa, vì giá cả dịch vụ, khách sạn… rất cao nên khi ở Anh, muốn đi du lịch đâu, chúng tôi luôn phải đắn đo, 2-3 năm mới dám sắp xếp một lần.

Ba mẹ tôi, vốn có điều kiện kinh tế, khi sang thăm thấy các con đầú tắt mặt tốí, śốńg phảí lő tőáń, tíńh tőáń ńhíềú, thì ŕất xót xá và độńg víêń  chúng tôi về nước. Chồng tôi vốn là con trai một, anh cũng có ý định sẽ về. Bản thân tôi lúc đó thực lòng thích ở lại.

Tám năm trước, công ty tôi mở chi nhánh ở Việt Nam – tôi có thể xin về nước làm. Vấn đề về – ở được hai vợ chồng đưa lên bàn cân. Nếu ở lại Anh, con tôi đi học không mất tiền, được hưởng nền giáo dục tốt. Môi trường tại đây rất trong sạch, y tế đảm bảo, xã hội kỹ cương, ăn uống hoàn toàn yên tâm.

Nhưng tôi cũng hiểu rằng, nếu bám trụ lại Anh, dù mình có trình độ, nhưng dẫu sao vẫn là người nước ngoài, sẽ rất khó lên được vị trí cao trong công ty. Còn khi về nước, là người bản địa, lại có trình độ và thông thạo tiếng Anh, tôi sẽ có nhiều cơ hội được trọng dụng hơn.

Thời điểm đó, con gái lớn của tôi sắp vào lớp một, bé thứ hai tròn 2 tuổi. Nếu không về ngay, tôi sẽ phải ở lại tới khi con hoàn tất lớp 12, vì không muốn ngắt quãng quá trình học hành của con.Và yếu tố khiến tôi nghiêng sang quyết định về là khi đó, cả hai con đều không nói được tiếng Việt, dù nghe hiểu tốt. Chuyện bố mẹ nói tiếng Việt rồi con đáp lại bằng tràng tiếng Anh xảy ra như cơm bữa. Vợ chồng chúng tôi đều lo lắng, sợ con quên tiếng mẹ đẻ.

Cuối cùng, chúng tôi thống nhất là tôi sẽ đưa hai con về nước trước, chồng vẫn tiếp tục làm bên Anh, đợi thu xếp công việc ổn thì về sau. Vợ chồng tôi quyết tâm khi về Việt Nam cũng phải làm sao để con được hưởng môi trường sống ít nhất gần bằng bên Anh. Chúng tôi sẽ cho con học trường quốc tế, mua thực phẩm sạch, khám bệnh viện quốc tế hay đơn vị tư nhân uy tín, chọn nhà ở khu dân trí cao, sạch sẽ…

Lúc biết bố mẹ quyết định như vậy, con gái lớn khóc như mưa vì cháu không muốn xa các bạn và sợ phải học bằng tiếng Việt. Tôi phải vỗ về, động viên con rất nhiều.

Về nước, tôi đăng ký cho con lớn vào một trường quốc tế hệ song ngữ nhỏ của Mỹ. Con chưa quen, sợ đi học, nghe nói tới việc chép chính tả là khóc. Tôi nhờ cô giáo kèm riêng, gần gũi dỗ dành, dần dần con mới quen. Thực sự hơn một năm đầu về nước với tôi không đơn giản, thậm chí có lúc tôi đã muốn đưa con quay trở lại Anh sống.

Thứ nhất là về công việc. Vì chi nhánh công ty mới thành lập chỉ có tôi và một đồng nghiệp người Anh nên hầu như tất cả những việc liên quan tới thủ tục hành chính, tôi đều lo liệu. Không quen với cách làm việc phải chạy lòng vòng, mất thời gian, bị hành lên hành xuống, tôi vô cùng ức chế, nhiều lần cự cãi căng thẳng. Về sau, thấy làm vậy không giải quyết được vấn đề, tôi cũng phải thay đổi. Mọi việc ổn dần. Hiện tại, chi nhánh công ty tôi ở TP HCM đã phát triển mạnh, lên tới 100 người.

Thứ hai là chuyện con cái đau ốm. Ở Anh, trẻ 3-5 tuổi đi khám 2 lần đầu chỉ mất hơn 104.000 đồng tiền Việt, từ lần thứ 3 là miễn phí. Mỗi lần khám, bác sĩ đều hỏi han, tư vấn kỹ càng. Trẻ đi tiêm phòng không mất tiền. Mỗi con có một bác sĩ gia đình theo dõi từ lúc chào đời tới khi lớn.

Còn về Việt Nam, lần đầu tôi cho con đi khám ở bệnh viện quốc tế, bác sĩ chỉ nhìn cháu chưa đầy một phút, trong khi mức phí phải trả lên tới tiền triệu. Có lần, con tôi chỉ bị śốt ámídáń, bác sĩ bắt nằm theo dõi ba ngày, khi ra viện thanh toán hết 20 triệu. Nhiều lần muốn dẫn các con quay lại Anh, nhưng được ba mẹ động viên, tôi quyết tâm ở lại và tìm cách khắc phục, thích nghi dần với những điều mình chưa quen.

Đến giờ, sau 8 năm ở lại Việt Nam, gia đình tôi hoàn toàn hài lòng. Tôi nhận ra rằng, khi thay đổi môi trường sống, dù là từ Việt Nam ra nước ngoài hay ở xứ người về nước, đều cần thời gian và quyết tâm để thích nghi. Ngoài ra, điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn.

Bạn bè tôi có một số người ở Anh về nước nhưng sau 2-3 năm không chịu nổi thì tìm cách quay lại. Họ nói rằng, ở Anh, chỉ cần đi làm công ăn lương bình thường là con cái đương nhiên được hưởng những điều kiện tốt nhất về y tế, giáo dục. Nhưng về nước, nếu bố mẹ không có lương khủng thì không lo nổi cho con như vậy.

Bản thân tôi khá thuận lợi về kinh tế. Có thu nhập cao, được bố mẹ hỗ trợ, tôi có thể thuê giúp việc nên không phải quá tất bật với việc nhà, có thời gian, thư giãn. Với tài chính dư giả, tôi có thể chọn cho con trường tốt, ở khu văn minh, gia đình một năm đi du lịch 2-3 lần. Không những thế, bây giờ, dù là ở Hà Nội hay TP HCM, tôi chỉ cần nhấc máy gọi là có ngay bạn đi cà phê, hàn huyên.

Hai con tôi đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống mới. Các cháu đều đi học trường quốc tế song ngữ, và vẫn duy trì học văn hóa, ngôn ngữ. Chính cháu lớn đã nói: “Giờ mẹ có cho con quay lại Anh sống, con cũng không sang”.

Hiện tại gia đình tôi đều đã có thẻ xanh, có thể quay lại Anh quốc sống (chỉ cần cứ sau 3 năm lại gia hạn) nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn tận hưởng cuộc sống trong nước, bên gia đình hai bên. Có thể sau này, khi các con đi du học, muốn định cư ở nước nào đó, chúng tôi sẽ sang cùng. Nhưng lúc đó, việc đi chỉ là để tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống chứ không phải vì mục đích mưu sinh nữa.

Tags:
Cɦiêɱ пgɦiệɱ ɫuổi ɫruпg пiêп: 3 loại ɫìпɦ ɫɦâп пêп cắɫ đứɫ, 3 kiểu ɫìпɦ bạп пêп giữ gìп

Cɦiêɱ пgɦiệɱ ɫuổi ɫruпg пiêп: 3 loại ɫìпɦ ɫɦâп пêп cắɫ đứɫ, 3 kiểu ɫìпɦ bạп пêп giữ gìп

Kɦổпg Tử пói rằпg: “Nếu 30 ɫuổi có ɫɦể ɫự lậρ, 40 ɫuổi sẽ kɦôпg còп пgɦi ɦoặc ɫroпg ʟòɴg.” Bước vào ɫuổi ɫruпg пiêп, coп пgười đã được пếɱ ɫrải ɫìпɦ пgười ấɱ lạпɦ và dầп ɦiểu rɑ đạo lý ở đời. Huyếɫ ɫɦốпg cɦưɑ cɦắc đã quɑп ɫrọпg ɦơп ᴛâм ɦồп. Người ᴛнâɴ cɦưɑ cɦắc đã đối xử với ɱìпɦ ɫốɫ ɦơп bạп bè. Vì vậy, cɦúпg ɫɑ cầп ρɦải buôпg bỏ đi 3 kiểu “ɦọ ɦàпg” và vuп đắρ bɑ kiểu ɫìпɦ bạп sɑu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất