"Giẫɱ ɓùп" ɫᴜổi ɫɾᴜпց пiêп: Đáпց sợ ɦơп cả пցɦèo Ɩà sɑᴜ ɫᴜổi 35 ʋẫп cɦỉ Ɩà ɱộɫ пɦâп ʋiêп cấρ cơ ɓảп пɦấɫ

21:27 10/01/2021

Trên mạng có một câu hỏi thu được rất nhiều sự chú ý rằng: “Bình thường đi tìm việc, các công ty đều yêu cầu người dưới 35, thế những người trên 35 đi đâu hết cả rồi???"

Dường như cứ bước vào tuổi 35 là sự nghiệp lại chững lại!

01

"Tam thập nhi lập", bạn đang làm cái gì?

Hỏi một câu này tuy có hơi trần trụi một chút là: bạn còn cách 35 tuổi mấy năm nữa? Hoặc là bạn đã bước vào độ tuổi qua 35 được mấy năm rồi?

Cổ nhân nói "tam thập nhi lập", trong mắt của rất nhiều người, bước vào độ tuổi trung niên, ai dường như cũng cần phải có rất nhiều cái "nên" và "bắt buộc" mà cần phải có.

"30 tuổi rồi còn gì, nên mua nhà, nên kết hôn thôi!"

"Đi làm nhiều năm như thế, chắc để dành được đủ tiền mua nhà mua xe rồi đấy nhỉ?"

"Cậu có nhiều năm kinh nghiệm như vậy, những việc như này nên xử lý hoàn hảo cũng là đương nhiên đúng không!"

"Hơn 30 tuổi rồi, giờ chắc phải ở trong hàng ngũ cốt cán của công ty rồi đúng không?"

Khi chúng ta dần dần hòa mình vào những kì vọng của thế giới bên ngoài, độ tuổi ngoài 30 bỗng nhiên được "tặng kèm" thêm vô số những áp lực không tên.

Trong khi trên thực tế, có rất nhiều người trung niên lại cầm phải một cuốn kịch bản hoàn toàn khác: trong khi bạn bè đồng trang lứa bước được những bước tiến lớn lao, bản thân ngoài việc tóc trắng hơn, nếp nhăn nhiều hơn ra thì công việc không có chút khởi sắc nào.

Không thể không nói rằng, độ tuổi trung niên là một "nút thắt cổ chai" mà ai cũng đau đáu trong lòng.

Có người thì đang tỏa sáng trên sân khấu sự nghiệp, thăng chức tăng lương, có người sớm đã được tự do tài chính, bắt đầu được sống theo những gì mình mong muốn.

Nhưng càng có nhiều người, vẫn đang mắc kẹt trong vũng bùn lầy, không tìm ra được ý nghĩa sống và định hướng tương lai.

Giẫm bùn tuổi trung niên: Đáng sợ hơn cả nghèo là sau tuổi 35 vẫn chỉ là một nhân viên cấp cơ bản nhất - Ảnh 1.

02

Bước vào tuổi trung niên, làm thế nào để lấy được mức lương cao?

"Vậy thì, làm sao mới kiếm được nhiều tiền?"

Nếu bạn không có một mục tiêu cụ thể, vậy thì cả đời cũng đừng mơ!

Nhiều tiền là bao nhiêu? 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ hay 10 tỷ? Tôi khuyên bạn, trong chuyện tiền bạc, nhất định phải thiết lập cho mình một mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như trong năm 2021, tôi phải để ra được 200 triệu, tất nhiên muốn để ra được ngần này thì bạn phải kiếm được hơn ngần đó.

Nhưng có thể bạn sẽ cảm thấy:

"Năm 2020, không thất nghiệp đã là may mắn lắm rồi, còn muốn lương cao?"

"Năm nay tình hình không tốt, giữ được công ty là may mắn lắm rồi."

"Muốn có thêm thu nhập, chỉ có thể dựa vào nghề phụ, chỉ trông ngóng vào tăng lương thì lâu lắm."

"Muốn tăng lương thì phải được lãnh đạo quý mến, nó chẳng liên quan gì đến năng lực, có làm tốt đến đâu mà không được lòng cấp trên thì cũng đừng hòng."

Nhưng, bạn không cầm được lương cao, ắt sẽ có người khác cầm được, thế vì sao lại không phải là bạn?

Muốn lương cao, trước tiên phải phải hiểu thế nào là "làm việc đến nơi đến chốn"!

1. Báo cáo, nói kết quả công việc

Đừng kể lể với lãnh đạo quá trình làm việc của mình vất vả ra sao, khó khăn thế nào! Lãnh đạo không ngốc, nếu không đã chẳng làm được đến ngày hôm nay. Lãnh đạo luôn yêu quý người có năng lực, có thể nhanh chóng xử lý các tình huống khó khăn xảy đến bất ngờ, khi báo cáo, hãy ưu tiên kết quả, cho lãnh đạo biết kết quả ra sao, tư duy kết quả là tư duy đầu tiên.

2. Xin chỉ thị công việc, nói phương án

Đừng bắt lãnh đạo tham gia trò chơi giải đáp, đoán ý đồng đội, hãy để lãnh đạo làm bài trắc nghiệm. Khi xin chỉ thị công việc, ít nhất phải đảm bảo đưa ra hai phương án làm việc, đồng thời nói rõ quan điểm và suy nghĩ của mình.

3. Tổng kết công việc, nói quá trình

Tóm tắt lại công việc nên mô tả quá trình, không chỉ trình tự logic rõ ràng mà còn phải trình bày cả những điểm chính, sai sót và kinh nghiệm rút ra được trong quá trình làm việc.

4. Sắp xếp công việc, nói tiêu chuẩn

Bố trí công việc thì phải có đánh giá, đánh giá thì cần phải thiết lập tiêu chuẩn công việc, nếu không cấp dưới sẽ không biết đường nào mà lần, làm tới mức độ nào mới là thích hợp. Tiêu chuẩn vừa là để thiết lập chuẩn mực, vừa vạch ra được giới hạn việc cần làm.

5. Quan tâm cấp dưới

Quan tâm cấp dưới là lắng nghe vấn đề của họ, để họ giải thích càng chi tiết càng tốt. Quan tâm cấp dưới là quan tâm đến chi tiết, làm rõ những điểm và phương diện có thể làm lay động cấp dưới.

6. Bàn giao công việc, nói đạo đức

Không ngại bàn giao kinh nghiệm và bài học mình có được trong công việc cho người kế nhiệm, phân loại rõ ràng những công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành, không tạo chướng ngại vật để người kế nhiệm có thể nhanh chóng nhập cuộc.

Hãy hành động ngay lập tức, phát triển cho mình một phẩm chất nghề nghiệp tốt, bắt đầu từ những việc hiện tại, làm mọi thứ có thể để hoàn thành trách nhiệm và hoàn thành mục tiêu mỗi ngày.

Giẫm bùn tuổi trung niên: Đáng sợ hơn cả nghèo là sau tuổi 35 vẫn chỉ là một nhân viên cấp cơ bản nhất - Ảnh 2.

03

Bạn sẽ không bao giờ có thể kiếm được số tiền vượt quá hiểu biết của mình

Gần đây có một bài chia sẻ khá hot như này: Đàn ông có mức lương không giống nhau, trước khi đi ngủ họ nghĩ cái gì?

Chúng ta trong cuộc sống cũng như vậy, ai cũng chìm đắm trong những bận rộn của riêng mình, ai cũng mong muốn thoát khỏi guồng quay hối hả, nhưng mỗi ngày đều vẫn cứ phải nghĩ, lương tháng bao nhiêu, tiền nhà bao nhiêu, cổ phiếu lại tăng rồi…

Trông thì có vẻ rất bận rộn, trông thì tưởng kiếm được rất nhiều tiền, lương tháng từ 8 triệu lên 30 triệu, nhưng vẫn thấy tiền không đủ tiêu, vẫn thấy mình "không có tiền".

Vì vậy, cái công bằng nhất của thế giới này nằm ở chỗ: mỗi một đồng tiền mà bạn kiếm được, nó đều là sự hiện thực hóa những hiểu biết của bạn về thế giới này. Mỗi một đồng tiền mà bạn không có được là những khiếm khuyết trong nhận thức của bạn về xã hội này. Bạn sẽ không bao giờ có thể kiếm được những đồng tiền ngoài tầm hiểu biết và tri thức của bạn.

Khi của cải của một người vượt qua cái tầm nhận thức của anh ta, xã hội này sẽ có 100 cách khác nhau để "trị" họ, cho tới khi tài sản và tầm hiểu biết của họ tương đồng với nhau thì thôi.

Giẫm bùn tuổi trung niên: Đáng sợ hơn cả nghèo là sau tuổi 35 vẫn chỉ là một nhân viên cấp cơ bản nhất - Ảnh 3.

Con đường thay đổi bản thân, con đường để biến mình trở nên thành công hơn, bắt đầu từ việc kiên trì học tập, học hỏi, không chỉ là về kĩ năng nghiệp vụ, kĩ năng đầu tư hay quản lý tài chính, mà quan trọng hơn đó là sự rèn luyện về mặt phương thức tư duy.

Không ngừng ở trong trạng thái học tập sẽ giúp bạn duy trì được sự khiêm tốn, từ đó không ngừng khát khao đi nâng cao nhận thức của mình về thế giới, để rồi dễ dàng nắm lấy được nhưng cơ hội đổi đời hơn.

Một người trước khi muốn đầu tư vào bất cứ điều gì, trước tiên hãy đầu tư vào bản thân đã, có vậy mới có thể giảm khả năng dẫm phải bùn.

Trong quá trình trưởng thành và phát triển, mỗi một sự nỗ lực mà bạn bỏ ra, mỗi con đường mà bạn đã đi, mỗi cuốn sách mà bạn đã đọc, tất cả đều không phí công vô ích, tất cả rồi sẽ thành toàn nên cho bạn một cuộc sống thành công và tốt đẹp hơn.

Nguồn: Cafebiz

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất