Hàng loạt vụ t.ấn c.ông của Gấu Đen – nỗi ám ảnh của người Nhật

“Có vẻ như gấu Đen chẳng quan tâm đến vấn đề tôn giáo”

15:00 13/07/2018

Ngày 12 tháng 5 vừa qua, đền thờ Inari ở phía bắc thành phố Kasai, tỉnh Hyogo được tìm thấy với một phần mái bị phá tan hoang. Đền thờ Inari là những ngôi đền nhỏ nằm ở những điểm xa xôi thuộc Fushimi Inari-taisha ở Kyoto. Mặc dù kích thước nhỏ bé, nhưng nhìn vào cảnh hậu trường cho thấy, phải có một vật gì đó có sức mạnh to lớn mới có thể tàn phá như vậy.

Vương vãi trong đống đổ nát là một vài dấu tích của tổ ong, điều này có thể đưa đến kết luận, nó bị phá bởi một con gấu lớn, Gấu Pooh chăng ?.

Tuy nhiên, bạn biết rồi đấy, Gấu Pooh chỉ là một động vật hư cấu trong văn học, sau này chuyển thể thành phim hoạt hình. Và thủ phạm gây nên vụ tàn phá trên, theo Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Động vật hoang dã (WMRC) ở Hyogo là một con gấu Đen châu Á.

Cũng theo WMRC, mùa giao phối gấu Đen diễn ra trong tháng 6 và tháng 7, do đó chúng thường đi lang thang ở một số khu vực để tìm bạn tình cũng như thức ăn phục vụ cho mùa ngủ Đông sắp tới.

Ảnh: Wikipedia/Manitoba Provincial Archives

Như chúng ta thường thấy trong các bộ phim hoạt hình của Disney, gấu là loài vật cực yêu thích vị ngọt của mật ong. Theo một đại diện của WMRC, “chúng thích những thứ ngọt ngào và có thể đánh mùi một cách nhạy cảm như loài cún“. Ngoài ra, chúng còn bị thu hút bởi những mùi mạnh như thức ăn thối hoặc mùi sơn.

Thế nhưng, thay vì việc tìm kiếm mật ong trong các lỗ nhỏ của thân cây, chúng đã “đi xa” hơn một bước đó là tấn công vào những ngôi đền thiêng liêng. Ví như ngày 10 tháng 6 vừa qua, một đền thờ Inari khác ở Kasai cũng bị phá nát và tổ ong bên trong bị “xơi gọn”.

Tiếp đến, ngày 17 tháng 6, một ngôi mộ có cắm bông thờ , gấu Đen yêu thích sự ngọt ngào cũng đã vặt hết hoa chỉ còn trơ lại cuống. Ở Nhật, người trông giữ nghĩa trang sẽ thay hoa lên các ngôi mộ mỗi ngày, chính vì lẽ đó mà gấu thường tìm đến đây để kiếm ăn. Tình trạng ngôi mộ bị phá hoặc trơ cuống hoa như thế này không phải hiếm trong những tháng này.

Ảnh: Wikipedia/Akikiki

Không chỉ những đền thờ bị tàn phá, mà gấu còn tấn công cả những trang trại nuôi ong của người dân địa phương, vụ thương tích kể đến là một người dân bị gấu làm trầy xước ở tay. Tiếp đến, chúng còn tìm đến nhà dân để kiếm hoa trái hoặc hạt khô mà người dân cất giữ.

Dù các vụ tấn công trên thương vong chưa có hoặc chưa đáng kể, tuy nhiên, vấn đề cũng cần đáng lưu ý, nên giáo dục cho người dân cảnh giác trước sự đe doạ của gấu. Trong đó, quy tắc đầu tiên, thiết thực nhất là: “Hãy tránh xa nếu trông thấy chúng”. Tiếp đến, WMRC khuyên người dân không nên để các loại hạt, trái cây gần nhà vì sẽ thu hút loài động vật to lớn này, ngoài ra, đeo chuông khi đi bộ trong rừng sẽ tốt hơn.

Ảnh: Wikipedia/Zephyris

Bởi những thiệt hại về vật chất chúng gây ra thì có thể khắc phục được, nhưng nếu chúng phát hiện và tấn công con người thì thật khó để lường trước hậu quả.

Mùa này đang là mùa thức dậy của loài gấu này đấy, mọi người lưu ý nhé, vì sức mạnh khủng khiếp của nó có thể “xé tan” cơ thể của một ai đó nếu làm chúng tức giận và tấn công.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Sau mưa lũ và sạt lở, người Nhật khổ sở vì cái nóng hầm hập

Sau mưa lũ và sạt lở, người Nhật khổ sở vì cái nóng hầm hập

Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga xác nhận số người chết trong đợt mưa lớn kỷ lục và sạt lở gây hư hại nhiều khu vực tại Nhật đã tăng lên 179 người.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất