Hiện tượng kỳ lạ “Mariko Aoki”: Câu chuyện về những người cứ bước vào hiệu sách là nhu cầu đi vệ sinh trỗi dậy

Kể từ năm 1985, hiện tượng này đã được xuất hiện tại Nhật Bản và từ đó câu chuyện ngày càng được chia sẻ nhiều. Thậm chí, có hẳn một trang Wikipedia rất dài về Mariko Aoki.

08:30 04/04/2018

Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xảy ra và tồn tại vô số điều kỳ lạ. Nếu bạn đã từng nghe tới Mariko Aoki, chắc chắn đó là một trong những thứ kỳ dị nhất mà bạn từng nghe tới.

Mariko Aoki: hiện tượng dùng để chỉ những người cứ bước vào hiệu sách là muốn đi vệ sinh – ở đây là đi nặng.

Cái tên của hiện tượng này bắt nguồn từ tên của một người phụ nữ đề cập tới nó trong một cuốn tạp chí, xuất bản vào năm 1985 tại Nhật Bản. Theo chuyên gia tâm lý xã hội Nhật Bản Shozo Shibuya, nguyên nhân dẫn đến yếu tố tâm lý này vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhiều người cho rằng, thực chất nó không tồn tại mà chỉ là một lời đồn đô thị. Hiện tại, người ta vẫn chưa thể giải thích được, cả về mặt sinh lý hay tâm lý.

Cứ bước vào hiệu sách là cảm thấy buồn đi vệ sinh – bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy?

Câu chuyện cụ thể là như sau: Vào năm 1985, một người phụ nữ 29 tuổi tên Mariko Aoki sống tại Tokyo, Nhật Bản viết một lá thư tới tạp chí Hon no Zasshi (Tạm dịch là tạp chí sách). Bài viết kể về một sự kiện kỳ lạ trong cuộc đời Mariko: Mỗi khi cô ấy bước vào cửa hàng sách thì “tôi bị thôi thúc muốn đi vệ sinh”. Người biên tập nghĩ rằng câu chuyện này khá thú vị nên đã đăng lá thư đó và ông không ngờ rằng, có nhiều độc giả khác cũng gửi thư đến với câu chuyện tương tự.

Ấn phẩm tiếp theo của cuốn tạp chí ấy đã in đậm dòng chữ “Một hiện tượng làm lung lay nền công nghiệp sách” và trong số đó, những người biên tập đã gọi hiện tượng mà bạn đột ngột muốn đi nặng khi bước vào hiệu sách là Mariko Aoki.

Không ai biết rõ nguyên nhân của hiện tượng kỳ quặc này. Tạp chí sách năm đó cũng không đưa ra được nguyên nhân thích hợp và tính tới nay, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành (có lẽ cũng không cần nghiên cứu gì về nó cả). Trên thực tế, nó không được xét là một loại bệnh mà chỉ được coi là hiện tượng/hội chứng. Giả thiết hợp lý nhất là mùi của giấy và mực gây ra hiệu ứng nhuận tràng thể nhẹ khiến nhiều người vừa bước vào hàng sách đã ngập trong những mùi ấy và muốn đi nặng. Số khác thì cho rằng, chính vì thói quen đọc sách trong toilet của nhiều người đã khiến họ có cảm giác ấy khi bước chân vào hiệu sách.

Đa phần hiện tượng này diễn ra ở phụ nữ.

Tính tới nay, cũng chưa có số liệu chính xác về số người từng mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, cứ 10 người lại có 1 người từng gặp phải hội chứng như vậy. Được biết, nó cũng phổ biến hơn phụ nữ với tỷ lệ 4/1.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày càng ít của các hiệu sách, có vẻ như số người gặp phải hội chứng này cũng ít dần đi. Thông thường, người mắc phải hội chứng này hay có triệu chứng buồn đi vệ sinh tại các hiệu sách lớn. Ngoài ra, nó cũng có xảy ra tại một số thư viện nhưng đa số những người trải qua đều đề cập chủ yếu tới hiệu sách.

Cho tới nay, nhiều người vẫn coi đó chỉ là một “truyền thuyết đô thị” như bao câu chuyện khác từ đất nước Nhật Bản. Dù như vậy, có khá nhiều người cũng chia sẻ câu chuyện tương tự của mình (hoặc họ bịa ra) và họ khẳng định rằng, hội chứng Mariko Aoki là hoàn toàn có thật.

Cứ bước chân vào hàng sách là lại muốn đi toilet.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Lạ lùng câu chuyện người lính Nhật xấu hổ khi được quay về nước sau khi sống một mình trong rừng 28 năm trên đất Mỹ

Lạ lùng câu chuyện người lính Nhật xấu hổ khi được quay về nước sau khi sống một mình trong rừng 28 năm trên đất Mỹ

Theo như các bạn đã biết, Nhật Bản tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, thuộc phe phát xít và là phe thua cuộc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất