Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ ‘Chê’ Trịnh Công Sơn Nhạt Nhẽo, Khuyên Những Ca Sĩ Trẻ Đừng Hát Nhạc Trịnh Nữa
Bài đăng của nam nhà báo nổi tiếng đã nhận về hàng nghìn lượt tương tác. Bên dưới bình luận, anh còn nói thêm: “Mà nhắc mấy ca sĩ trẻ, cứ tìm cái gì mới mới mà hát chứ đừng hát Trịnh nữa. Cô Khánh Ly và anh Tuấn Ngọc hát Trịnh đã quá hay và đã quá xong vai trò của nhạc Trịnh rồi, nên đừng dại gì đi sau cái bóng của họ nữa.”
07:27 28/09/2022
Ngay từ khi công bố dự án, “ Em và Trịnh” đã trở thành tựa phim đầy kỳ vọng, với mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng (theo công bố từ nhà sản xuất). Trước ngày phát hành, nhà sản xuất bất ngờ công bố phát hành song song hai bản phim mang tên “Em và Trịnh” (136 phút) cùng “ Trịnh Công Sơn” (95 phút). Đây là câu chuyện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của điện ảnh Việt Nam.
Không chỉ gây тгɑпһ ᴄãɪ từ khâu phát hành, sau gần một tuần công chiếu, chất lượng phim cũng nhận không ít phản ứng trái chiều từ công chúng. “Em và Trịnh giống như một MV ca nhạc bị cắt ghép nham nhở, thất bại trong mọi mục tiêu mà nó hướng đến. Chẳng hề mang đến câu chuyện lãng mạn và cũng không miêu tả được chân dung hay âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Thậm chí phim còn giống đang bêu xấu vị nhạc sĩ tài danh này. Mọi khâu của bộ phim đều ở dưới mức trung bình, từ đạo diễn đến dựng phim, cả âm nhạc, nhưng tệ nhất và chịu trách nhiệm lớn nhất là kịch bản”, tác giả Phan Cao Hoài Nam mở đầu bài viết của mình khi đánh giá tác phẩm “Em và Trịnh”.
Theo tác giả, bộ phim đầy rẫy “sạn”, có thể kể đến từ kịch bản phim ôm đồm, chi tiết rời rạc, thiếu sự kết nối. Diễn xuất của Avin Lu trong vai Trịnh Công Sơn quá mờ nhạt, không thể bật nổi lên chân dung của vị nhạc sĩ tài danh. Ngoài ra, nhiều đoạn tư liệu về ᴄһɪếп тгɑпһ đột ngột chèn vào mạch phim tạo cảm giác ᴋһɪêп ᴄưỡпɡ, không phù hợp.
Trước những тгɑпһ ᴄãɪ này, mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng đăng đàn bày tỏ ý kiến của mình và nhận về sự chú ý lớn. Theo đó, hot Facebooker cho rằng:
“Trịnh yêu nhạt nhẽo thì lấy đâu ra tình sâu sắc để đòi phim phải khắc hoạ sâu sắc? Năm đó, ngày đó, 1/4/2001, thằng bé sinh viên vì mê mà mua vé máy bay đắt đỏ, trốn học vào Sài Gòn viếng ᴆáᴍ тɑпɡ nhạc sĩ mà thằng bé ấy yêu mến.
Ngày đó yêu Trịnh mê mệt. Cứ hễ có dịp hát ở đâu dù là ngồi bập bùng guitar cùng đám bạn sinh viên hay đi hát nhạc sống, thì cứ ‘ Cát bụi’, ‘Biển nhớ’, ‘Em còn nhớ hay em đã quên’…
Sau khi học nhạc, hiểu đôi chút và bắt đầu “biết làm thơ” thì loãng dần với Trịnh. Chợt nhận ra là Trịnh cũng mang tính thời điểm trong đời mình.
Một lý do nữa: khi mê Phạm Duy hay Cung Tiến rồi thì Trịnh trong mình cũng chỉ bình thường thôi. Vì đã là nhạc thì phải nghe giai điệu, còn ca từ chỉ là một phần. Như tranh, ngôn ngữ tạo hình, hoà sắc nói lên tất cả chứ không phải ông hoạ sĩ kể lể theo ý ông trên tranh sợ người đời không hiểu.
Với mình, Trịnh tài hoa chứ không phải tài năng. Phạm Duy là tài năng. Phạm Duy đã đi tận cùng con đường cảm xúc và đẩy đến đỉnh điểm những giai điệu cùng một ngôn ngữ âm nhạc sâu sắc và tinh tế. Trịnh thì chỉ có phần lời, giai điệu hơi nhàm chán và cái quan trọng là, cảm xúc trong nhạc Trịnh cứ nhè nhẹ, phớt phớt, nhạt nhạt.
Chắc cũng bởi ông ấy chưa từng yêu một cách điên cuồng hay trọn vẹn. Các mối tình đi qua đều nhẹ nhẹ nhạt nhạt.
Hoạ sĩ Nguyên Khai, một trong tứ đại danh hoạ Sài Gòn trước 1975 (Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Đỗ Quang Em), có kể rằng, hồi ở Hội hoạ sĩ trẻ, Trịnh Công Sơn ở lại nơi đây, có hẹn hò cô Bích Diễm. Mỗi lần gặp nhau trước cổng Hội, cũng chỉ cười bẽn lẽn, nắm cái tay rồi… chào nhau ra về.
Thế nên mọi người đừng trách bộ phim gì đấy sao khắc hoạ hình ảnh ông Trịnh nhạt nhẽo trong tình trường thế. Vì là tình trường của ông nhạt thật, nên có cố gắng hư cấu thành sâu sắc ghê gớm, thì sẽ tạo ra một tác phẩm điện ảnh kệch cỡm.
Về sau này có vài bóng hồng xuất hiện, lần lượt được gọi là Diễm này Diễm kia, nhưng cũng toàn là bà để bà ngửi chứ bà hem xơi, nên cũng nhè nhẹ mà lướt qua âm nhạc một chút tình mỏng mảnh.
Nhưng cái rất sợ là rung cảm với cô ca sĩ răng khểnh (giờ thì giải tán hết rồi nên không khểnh nữa), viết mấy cái bài Bống với chả Bang gì đó, trời ơi nó dở, nó nhạt, rất ᴋһủпɡ ᴋһɪếρ.
Cuộc đời Trịnh Công Sơn cũng chẳng nhiều sóng gió. Trước 75 thì ông rất được cưng chiều, từ nhà ra ngõ. Trong nhà đi nhậu về mẹ còn nấu nước gừng rửa chân, cưng như cưng em bé. Sự nghiệp âm nhạc thì được nâng niu trân quý.
Sau 1975, chế độ thay đổi, Trịnh Công Sơn vẫn được trọng vọng và tạo các điều kiện hoạt động âm nhạc. Thôi thì, đời hay nhạc ông Trịnh, đèm đẹp, nình nịnh cảm xúc, có nhiều ca từ lấp lánh (nhưng cũng nhiều ca từ chẳng hiểu ông nói gì, ví dụ Em đứng lên gọi mưa vào hạ hay ‘Ta nghe từng giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh’, hay đáng sợ nhất là ‘Tim lăn trên đường mòn’), thì cứ giữ yên cái đẹp ấy.
Đó là cái đẹp trong trẻo của một thời vọng lại. Khi ta bước vào thế giới âm nhạc sâu hơn thì cái đẹp ấy dừng ở cánh cửa thanh xuân, cũng đủ viên mãn rồi.
Thực ra tôi yêu Trịnh là những bài phản chiến như ‘Gia tài của mẹ’ hay ‘Xin mặt trời ngủ yên’, ‘Cho một người nằm xuống’, đó mới là Trịnh ở lại trong đời tôi. Hoặc cũng có những lúc nhìn người thân bạn bè ra đi, bài ‘Cát bụi’ được hát lên, ôi sao mà nó vô thường đến thế.
Bởi những bài phản chiến mới là cảm xúc tận cùng của Trịnh, của một trí thức trước cảnh đất nước тɑп һᴏɑпɡ ᴠɪ̀ Ьᴏᴍ ᴆạп và người dân phải sống cảnh ᴄһɪɑ ʟɪ̀ɑ ᴍấт ᴍáт.
Từng đấy thôi cũng đủ rồi. Yêu một nhạc sĩ nhiều khi yêu vài ba bài. Mà nên yêu họ bằng tác phẩm chứ đừng yêu cái cuộc sống của họ, bởi khi tìm ra nhiều sự thật thì chán là chán đến vô cùng. Trịnh hay bất cứ ai mang cái nghiệp nghệ sĩ, đều thế cả.”
Tuổi trung niên đừng ăn mặc tùy tiện, 3 kiểu quần áo mà phụ nữ 50-60 tránh càng xa càng tốt.
Mặc dù ăn mặc là việc cần làm hàng ngày, tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống hàng ngày nhưng thực chất nó lại có tác động vô cùng quan trọng đến hình ảnh bên ngoài tổng thể của chúng ta. Đặc biệt là đối với phụ nữ ở độ tuổi 50 – 60, việc mặc sai trang phục rất dễ khiến bản thân trông già đi trông thấy.