Học phát âm tiếng Nhật mãi mà không khá và đây là những lý do muôn thuở của người Việt
Học tiếng Nhật không phải là chặng đường trải đầy hoa hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Có rất nhiều khó khăn mỗi người khi tự học tiếng Nhật có thể gặp phải: chữ tượng hình, ngữ pháp, tinh thần…
10:00 13/08/2019
Trong giao tiếp, người đối diện có thể không tìm ra được điểm yếu trong sử dụng từ ngữ hay ngữ pháp của bạn, nhưng chỉ cần bạn nói 2-4 từ, người ta sẽ biết ngay bạn nói có tốt hay không. Nhiều người cho rằng cứ nghe tiếng Nhật nhiều, rồi phát âm theo sẽ tốt hơn.
Điều này hoàn toàn sai.
Mỗi ngôn ngữ có hệ thống âm khác nhau.
Nếu học ngoại ngữ đủ lâu, các bạn sẽ nhận ra một điều đơn giản, rằng tiếng nước ngoài (không riêng gì tiếng Nhật) có những hệ thống âm và ngữ điệu khác xa so với tiếng Việt. Khó nhất của người học tiếng nước ngoài là học được hệ thống âm của ngôn ngữ gốc.
Theo như ý kiến của một bạn tên là Pham Quyen, hiện đang sống và làm việt tại Nhật cho rằng:
“Nhiều người Việt học phát âm tiếng Nhật mãi mà không khá.
Mặc dù được Trời phú cho ngôn ngữ Việt đến 6 âm. Tuy vậy mà hầu hết họ không thể nào phát âm được chữ Tsu( lưỡi chạm nhẹ giữa hàm răng ngậm lại,1 hơi nhỏ từ trong đẩy ra) , tòan là chừ, chừ…(lỗi này người Thái nói tiếng Nhật cũng bị rất nhiều !)
Ngoài ra cũng vì ngôn ngữ Việt có 6 âm nên người Việt hay phát âm tiếng Nhật bằng âm Việt.
Ví dụ như わたし(watashi) thì lại phát âm là wàtashi. 帰ります(kaerimasu)thì lại phát âm là kàerimasu.
Đây là lỗi phổ biến thậm chí là các thầy giáo đại học cũng mắc phải.Người Nhật vẫn hiểu, tuy nhiên như vậy thì chưa đạt.Phát âm tiếng Nhật, muốn giỏi thì trước tiên là phải bắt chước giọng âm của người Nhật. Lại có người bắt chước mà giọng quá điệu, nghe rất buồn cười…”
Nhiều người khi nghe lại không đồng ý với quan điểm trên. Họ đều cho rằng, mỗi chúng có phải thánh đâu mà phát âm chuẩn được. Ai học 1 ngôn ngữ khác đều vậy cả.
Người Mỹ có chê bao nhiêu thì giọng của người Ấn nói tiếng Anh vẫn gần như ko đổi, nhưng nội dung truyền tải của họ chẳng có bị mất đi phần trăm nào vì từ nhỏ họ cũng được học tiếng Anh như một dạng quốc ngữ.
Ngoài ra có tiếng Anh của vô số vùng khác nhau trên thế giới.
Có nhiều chương trình phỏng vấn của Nhật mà người tham gia là người nước ngoài, giọng họ chắc chắn cực kì khác người Nhật nhưng họ có thể truyền tải được ý họ nói với phong cách nói của người Nhật, thế là được.
Không nên áp đặt cách suy nghĩ cho người khác như vậy. Ôi cái giọng người kia nghe buồn cười nên nó nói gì cũng chẳng đáng rảnh tai mà nghe, nếu vậy thì quá phân biệt rồi.
Đối với bản thân mình, học ngoại ngữ là để giao tiếp chứ không phải là để bắt chước.
Nếu có thể phát âm đc cỡ cỡ ngữ âm của Nhật thì có khả năng cao họ cũng có thể nói đc đủ tiếng miền Bắc/Trung/Nam ở Việt Nam. Và phát âm tiếng Anh cũng nghe kha khá.
Ví dụ như nhiều người sinh ra lớn lên ở 1 miền, mà lại sinh sống lâu năm ở 1 miền khác, sau bao năm vậy mà giọng họ vẫn không đổi, hoặc nói lơ lớ… thì là do khả năng ngôn ngữ không đủ nhạy để điều chỉnh đc giọng của mình.
Huống hồ gì mới học tiếng Nhật và giao tiếp chưa đc nhiều thì làm sao có thể… @@
Thậm chí cùng 1 đất nước còn chia ra ngôn ngữ địa phương khác nhau thì tại sao phải chi li đến mức một dấu cũng là lỗi.
Thậm chí người Nhật vẫn thêm dấu huyền vào khi nói. Âm của Việt Nam được gọi tên rõ ràng là sắc huyền hỏi ngã nặng nhưng không có nghĩa chỉ người Việt Nam dùng nó.
Dấu huyền vẫn hiện diện trên tất cả mọi ngôn ngữ chỉ là người nước ngoài không gọi nó là dấu huyền mà thôi!
Vấn đề không nằm ở việc bạn phát âm hay hay dở, mà nằm ở việc bạn có diễn đạt được thông điệp mình muốn truyền tải và người ta có hiểu hay không mà thôi!
Kết luận
Bắt đầu học một ngoại ngữ mới cũng là lúc bạn cần xác rõ thử thách ngay từ đầu.
Ngoại ngữ đó có thể sẽ không hề dễ dàng và dễ nuốt như mọi người nói. Muốn thành thạo tiếng Nhật hay tiếng bất kỳ, bạn cần bỏ công sức và thời gian vào nó.
Chỉ khi nào sự quyết tâm của bạn đủ lớn, bạn mới có thể thành thạo được ngoại ngữ đó.
Bên cạnh đó, kiên trì, cần cù ham học tập là không đủ.
Không nắm được âm, đọc sai trọng âm và bỏ âm cuối là 3 “vấn nạn” khiến người Việt Nam không thể phát âm tiếng Nhật chuẩn được. Điều này sẽ làm các bạn mất đi một cơ hội không nhỏ trong công việc, giao tiếp và cuộc sống.
Còn về phần giọng nói khi phát âm thì làm sao nói tự nhiên được thì tốt, nhưng bản thân không phải là người Nhật nên chỉ cần trú trọng vào cách nói và nội dung nhiều hơn.
Theo: nguoivietonhat.com