Hơn 800 yêu cầu tư vấn ở Nhật trong 3 tháng liên quan đến vấn đề kỳ thị do Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát không chỉ gây tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế của người dân, mà còn gieo rắc nỗi sợ hãi, thổi bùng làn sóng kỳ thị, tẩy chay khắp các nước trên thế giới.

22:00 02/06/2020

Tại Nhật Bản, NHK dẫn tin theo thống kê của Bộ Nội vụ từ tháng 2~1/5, cả nước đã tiếp nhận hơn 800 yêu cầu tư vấn từ các nạn nhân Covid-19 đang phải hứng chịu những chỉ trích, định kiến vô căn cứ của xã hội. Ví như một bệnh viện ở thành phố Fukuoka đã liên tục nhận được các cuộc gọi và email có nội dung phỉ báng sau khi một điều dưỡng bệnh viện bị mắc Covid-19, một cửa hàng tại tỉnh Toyama có người quản lý nhiễm bệnh sau khi bị công khai danh tính cũng đã trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận “Hãy biến khỏi Nhật Bản”. Ngoài ra, liên quan đến việc công khai thông tin của bệnh nhân Covid, nhiều người dùng đã bình luận trên Twitter với những lời lẽ đầy miệt thị như “Đi chết đi”, “Tự làm tự chịu”, “Hãy công khai cả tên và địa chỉ nữa”,…

Không chỉ bệnh nhân mắc Covid, ngay cả người nhà của họ cũng đang phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội. Theo nguồn tin đài NHK, chỉ 2 ngày sau khi chính quyền công bố một gia đình có người mắc Covid-19, gia đình này đã nhận được tin nhắn thoại với nội dung “Gia đình mày là lũ corona. Hãy biến đi. Nếu virus phát tán thì đó là lỗi của mày”, mặc dù số điện thoại gia đình không được tiết lộ. Sau đó, trên mạng liên tục xuất hiện các bài đăng chỉ đích danh bệnh nhân cùng những lời lẽ thoá mạ, khiếm nhã hướng về phía bệnh nhân và gia đình họ. Thậm chí có người còn đăng tải những thông tin sai lệch như bệnh nhân này đã đi ra ngoài, gia đình người đó đã bị lây nhiễm, hay thông tin họ cung cấp cho địa phương và cơ quan y tế là giả,…

Trước những chỉ trích của dư luận, gia đình nạn nhân chia sẻ dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi việc này xảy ra họ vẫn cảm thấy đau đớn vô cùng. Khi biết rằng mình bị nhiễm căn bệnh có thể đe doạ tới tính mạng, đó đã là một cú sốc rất lớn, nhưng thật đau lòng hơn khi bị xã hội cô lập, không một ai đứng về phía họ. Họ thấy sợ trước sự lan truyền chóng mặt của những tin tức giả mạo và họ cảm thấy con người thậm chí còn đáng sợ hơn cả virus corona.

Liên quan đến vấn đề công khai thông tin của bệnh nhân Covid-19, chính quyền tại các địa phương cũng đang gặp không ít khó khăn . Vì đây là dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt, do đó Chính quyền sẽ phải công bố khi địa phương xuất hiện ca nhiễm mới. Về nguyên tắc, các thông tin được phép tiết lộ bao gồm tuổi tác, giới tính và lịch sử di chuyển,… Các thông tin như danh tính, quốc tịch, nghề nghiệp,…theo quy định không được phép công khai. Một số người dân bày tỏ mong muốn chính quyền công khai chi tiết thêm các thông tin về người bệnh, trong khi nhiều gia đình có người nhiễm bệnh cho rằng chính quyền nên hạn chế các thông tin được công khai vì họ không muốn người khác trải qua những gì mà họ từng phải chịu đựng. Các chính quyền cho biết sẽ tiếp tục tìm ra các biện pháp để có thể vừa hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân cho người bệnh.

Theo: isenpai.jp

Tags:
Sai lầm lớn nhất đời người chính là ‘buông thả bản thân’

Sai lầm lớn nhất đời người chính là ‘buông thả bản thân’

Phật gia giảng: “Bất yếu lãng phí sinh mệnh tại nhĩ nhất định hội hậu hối đích sự tình thượng.” (Tạm dịch: Không nên lãng phí sinh mệnh của bạn ở những việc mà bạn nhất định sẽ hối hận). Vậy trong cuộc đời, điều gì sẽ khiến bạn phải hối hận mãi không thôi?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất