Khốn khổ, đổ nợ vì bị lừa qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo
Một đường d..ây giúp ông Lâm Nguyên Bách lấy visa du lịch Mỹ để đi làm chui
14:24 23/12/2022
Một người đàn ông trẻ tuổi ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mới đây nói với VOA rằng ông là “nạnnhân” của một đường dây đưa lậu người sang Mỹ làm việc chui, đã quay về Việt Nam và hiện đang b.ị đường dây này “uy hiếp” buộc phải trả món nợ hàng trăm triệu đồng cho chuyến đi.
Ông Lâm Nguyên Bách, 31 tuổi, cho biết sự việc bắt đầu từ giữa năm 2017, khi một người bạn cùng tuổi tên là Hồ Hoàng Chương từ Mỹ về gặp và “mời” ông Bách đi làm nghề đánh bắt cua ở bang North Carolina với thu nhập từ 4.000 đến 5.000 đô la/tháng.
“Việt kiều” Chương thỏa thuận miệng với ông Bách rằng chi phí để thu xếp cho ông sang Mỹ là 15.000 đô la (khoảng 350 triệu đồng). Số tiền này dùng để dựng lên một bộ hồ sơgiả nhằm xin visa du lịch Mỹ cho ông Bách.
Khi ông bắt đầu đi làm ở Mỹ và đạt được thu nhập như đã hứa hẹn, tiền lương đó sẽ được trừ dần để trả cho số tiền phí 15.000 đô la, theo thỏa thuận, ông Bách kể lại.
Có thể hoàn cảnh của cá nhân ông Bách và điều kiện của gia đình ông đã làm ông trở thành “mụctiêu” của ông Chương. Ông Bách lý giải:
“Tại vì ông Chương biết tôi lúc này đang là lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định và tôi có 3 con, thì ông Chương nhắm vào tôi. Sau này tôi biết chắc là ông nhắm vào bố mẹ tôi, ông nhìn vào số tài sản của bố mẹ tôi để sau khi đưa tôi qua Mỹ sẽ quay về đòinợ bố mẹ tôi, chứ không phải là cho tôi một công ăn việc làm ổn định”.
Qua mặt Tổng Lãnh sự quán Mỹ
Việc tạo ra một bộ hồ sơ giả để xin visa có sự tham gia của ít nhất 2 người bên Mỹ và 3 người ở Việt Nam, ông Bách cho VOA biết.
Theo đó, “Việt kiều” Chương và một “Việt kiều” nữa có tên Lâm Nguyên Quang, 66 tuổi, “chế” ra một bức thư trong đó nói ông Quang, quốc tịch Mỹ, sống ở Oakland, bang California, là cha r…uột của ông Lâm Nguyên Bách, mời ông Bách sang thăm.
Cùng lúc, đầu đường dây bên Việt Nam “phùphép” b..iến ông Bách thành một nhân viên có thâm niên 3 năm tại Tập đoàn FPT với thu nhập 1.000 đô la/tháng, sinh sống tại một địa chỉ giả ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như có sổ tiết kiệm 650 triệu đồng tại một ngân hàng.
Khoảng cuối tháng 8/2017, theo yêu cầu của đườngdây, ông Bách tới Tp. HCM và ở đó nhiều ngày để “luyện tập” hỏi đáp về các thông tin gi..ả, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn visa tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ. Ông Bách kể lại:
“Họ đưa tôi các giấy tờ họ làm gi..ả, yêu cầu tôi học thuộc, để khi vào Đại sứ quán Mỹ [nguyên văn] chắc chắn những câu hỏi này người của Đại sứ quán Mỹ sẽ hỏi tôi. Và họ camkết với tôi là hồ sơ chắc chắn sẽ đậu 100%”.
Làm theo những chỉ dẫn này, ông Bách được Tổng LSQ Mỹ cấp visa vào cuối tháng 9/2017 và 6 tháng sau, tháng 3/2018, ông Chương về Việt Nam đón và đưa ông Bách sang Mỹ.
“Ông Chương này rất nhiều lần về Việt Nam. Mỗi lần về, ông lại dẫn một người sang Mỹ”, ông Bách nói với VOA.
VOA cố gắng liên lạc với cả 5 nhân vật trong đườngdây, gồm ông Chương, ông Quang, và 3 người ở Việt Nam, nhưng tất cả những người này đều không hồi đáp.
Thất vọng, bỏ cuộc
Hạ cánh xuống đất Mỹ, ngày đầu tiên của ông Bách là một chuyến đi dài trên 1 chiếc xe bán tải do ông Chương cầm lái, đi đến “nơi xa xôi hẻo lánh nhất” của North Carolina, ở miền trung Bờ Đông nước Mỹ.
Ông Chương không có sẵn nơi ở tại địa điểm đó và mất 2, 3 ngày “đi loanh quanh” để thuê nơi ở, ông Bách nhớ lại.
Tiếp đến, ông Chương giao ông Bách thu dọn đồ trên một con thuyền. Sau 10 ngày, ông Bách hoàn thành công việc, ông Chương bán hết số đồ đó và mới “nói thật” rằng “nghề cua mất mùa 2 năm nay, không làm được nghề cua nữa”.
Giải pháp được ông Chương đưa ra là ông ta sẽ đưa ông Bách tìm nghề khác mà ông Bách chấp nhận được.
Trong trạng thái hoangmang, xem như “đã bịlừa”, ông Bách phó mặc cho ông Chương “chở đi loanh quanh” cho đến khi được giới thiệu “làm phụ hồ” cho một Việt kiều làm nghề mua nhà cũ, sửa lại để bán.
Người chủ thầu này đồng ý thuê ông Bách, cũng như cho ông được thuê chỗ ngủ là phòng khách với giá 300 đô la/tháng. Sau khoảng 25 ngày làm việc, ông Bách bỏ cuộc. Ông nói:
“Tôi quyết định là tôi không thể nào đi làm thế này được. Tại vì đầu tiên là làm không có bảohiểm, bị tainạn lao động là tôi phải chịu hết. Thứ hai, nghề này không ổn định vì ông chủ thầu này khi nào ông mua nhà ông mới kêu mình đi làm.
Thứ ba, khi police [cảnh sát] tới, ông không bảo đảm cho tôi là police cóbắt tôi hay không. Tôi không thể nảo làm việcchui ở nước Mỹ trong tình trạng hoảngloạn và losợ như vậy được”.
Để về nước, ông Bách liên lạc với một người bà con xa của vợ, đi xe buýt mười mấy tiếng qua nhiều chặng đến bang Indiana, được đón ở đó rồi mua vé về Việt Nam.
Trong khi có nhiều người ở Việt Nam xem nước Mỹ như một miền đất hứa, ước ao và bằng mọi giá để đến đó, chấp nhận làm những việc phạmpháp, ông Bách lại bỏvề. Ông phân tích thêm với VOA vì sao ông lại suy nghĩ, hành động trái ngược nhiều người khác:
“Cơ hội công việc làm ở Mỹ rất nhiều, ví dụ như làm nail, thứ hai là làm phụ hồ như tôi, thứ ba là làm nghề biển, thứ tư là người tatrốn ở những nơi nấu ăn, nhà bếp, làm rửa chén, phục vụ. Những việc này chỉ phù hợp với những gia đình có quốc tịch Mỹ chấp nhận baoche, bao bọc cho gia đình họ qua Mỹ theo diện đi bấthợp pháp. Còn những người như tôi không có gia đình, họ hàng thân thích bên Mỹ sẽ rất dễ và chắc chắn sẽ bị cảnh sátbắt khi lao độngchui”.
Những người lao độngchui cũng không có bảohiểm và các quyền lợi như các công dân Mỹ, thậm chí điều xấunhất có thể xảy ra là “ch…ết ở một nơi nào đó trên đất Mỹ mà không ai biết tới”, đó là điều mọi người cần hiểu, ông Bách nói thêm.
Cônđồ đòi nợ, nhà chức trách im lặng
Không lâu sau khi ông Bách về đến nhà, ông Chương và những người trong đường dây tìm đến, “đòinợ” về số tiền làm hồ sơgiả cho chuyến đi Mỹ.
Ông Bách cho rằng thỏa thuận về công việc đã không đạt được như hứa hẹn, đồng thời yêu cẩu ông Chương chứngminh bằng giấy tờ về khoảnnợ. Đáp lại, ông Chương “thuê dân xã hộiđen’ đến baovây nhà ông Bách, uyhiếp gia đình, kể cả bố mẹ ông Bách cho đến tận thời điểm hiện nay .
Phải chịu cảnh b.ị đedọa, quấyrối kéo dài, ông Bách quyết định tốcáo đường dây làm hồ sơgiả với Tổng Lãnh sự quán Mỹ và công an địa phương, cho dù việc này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ông vì ông đã tham gia một hoạt động không đúngluật. Ông đưa ra lý do:
“Hiện tại là bố mẹ tôi đã già, con tôi đang nhỏ, mà những thếlực cônđồ không đi tìm tôi mà quyết định tìm tới những người thân của tôi. Tôi không thể nào để các thếlực này cứ xuống gia đình mình, uyhiếp gia đình, bố mẹ và con cái mình được.
Đó là động lực để tôi tốcáo vụán này. Tôi chấp nhận sẽ bị chịu trách nhiệm trước phápluật. Tôi tốcáo hànhđộng này thì mong phápluật hãy làm đến nơi đến chốn”.
Trong một năm qua, ông Bách cùng gia đình đã trìnhbáo cho nhà chức trách địa phương với đầy đủ các thông tin. Nhưng mãi cho đến ngày 12/11/2020 bộ phận công an kinh tế thành phố Tuy Hòa mới mời mẹ của ông Bách đến hỏi câu chuyện phát sinh ra khoảnnợ là như thế nào, chưa có bất cứ độngthái gì điềutra về “đườngdây làm hồ sơgiả để đi Mỹ”.
Cũng trong thời gian qua, ông Bách và người thân đã gọi điện và nhiều lần gửi email tốc áo đến Tổng LSQ Mỹ, nhưng “chưa thấy phản hồi gì”. Ông cho biết:
“Tôi có gọi điện đến Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam. Người tiếp nhận thông tin của tôi ở LSQ Mỹ thì tôi có cảm giác là người này rất là thờ ơ, và người này nói với tôi là ‘không đủ thông tin’ về ông Chương, người này không chấp nhận và cúp máy”.
VOA liên lạc bằng email đến Tổng LSQ Mỹ ở TP.HCM để tìm hiểu xem cơ quan ngoại giao này xử lý thư tốcáo của ông Bách ra sao, nhưng chưa nhận được câu trả lời của họ
Một cựu nhân viên Tổng LSQ Mỹ có thâm niên lâu năm, am hiểu về việc xét cấp visa Mỹ cho VOA biết có “vô số” các vụ làm giảhồ sơ xin visa Mỹ, và mặc dù Tổng LSQ không ngừng tiến hành điềutra nhưng “khôngthể” xửlý hết, số v.ụ bịphát hiện chỉ là “phần nổi của tảng băng”.
Lời tốcáo của ông Bách về đường dây đưalậu người đi Mỹ làmchui được công khai với báo chí chỉ ít ngày sau khi xảyra vụ việc đaulòng ở Anh, trong đó 39 di dân lậu người Việt bị pháthiện đã ch…ết trong một xe container đông lạnh.
Ông Bách khẳng định với VOA rằng đi lậu sang Mỹ là một “sai lầm” và khuyên rằng những người muốn đi Mỹ hãy đi “đàng hoàng”, nhờ người thân bảo lãnh đúng luật.
Nữ Việt kiều Mỹ 'không thể tin' khi tìm lại được em trai sau 47 năm thất lạc
Qua thông tin tra cứu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, một người phụ nữ quốc tịch Mỹ (gốc Việt) đã vỡ òa cảm xúc khi được đoàn tụ với em trai ruột của mình sau gần 50 năm thất lạc.