Kɦốп kɦổ ɱẹ ɫậɫ пguyềп пuôi coп bại пão cɦịu cảпɦ cɦồпg vũ ρɦu: 'Cɦỉ ɱoпg các coп được yêп ổп kɦôп lớп'
Chị bị dị tật ở chân, đi đứng khó khăn, không lao động nặng được nhưng một mình phải nuôi hai con nhỏ trong đó một bé bị bại não. Chị mong mỏi có một phép màu để vượt qua nghịch cảnh. Mong có tiền đưa con trai lớn đi bệnh viện thăm khám, con trai nhỏ được đến trường giống như bạn bè cùng trang lứa.
00:41 04/01/2022
Chị Hằng kể với PV về cuộc đời bất hạnh của mình
Đó là hoàn cảnh đáng thương của Nguyễn Thị Hằng (44 tuổi) ở khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Trong ngôi nhà tình thương, mái tranh lưa thưa với những chỗ trống, có thể lấy ánh mặt trời làm đèn và vừa chớm mưa thì nước tràn nhà là hình ảnh bé trai 12 tuổi khẳng khiu, nhỏ thó, ngồi úp mặt xuống sàn. Đôi mắt em hết nhắm nghiền lại mở ra nhìn vào vô định. Thỉnh thoảng em khóc ré lên, giãy nảy, co giật mình mẩy rồi lại úp mặt xuống.
Chị Hằng kể, từ hồi con gái, vốn là chị gái lớn trong gia đình đông anh chị em, chị Hằng không được học hành nhiều, lại phải sớm vào đời bươn chải, làm thuê làm mướn phụ cha mẹ nuôi các em thơ. Cha mẹ kể, năm lên ba, sau khi trải qua cơn sốt bại liệt, di chứng liệt bàn chân phải khiến chị lớn lên đi lại khó khăn và mang nhiều mặc cảm về số phận người con gái tàn tật. Vì vậy mà suốt thời con gái, chị không nghĩ đến chuyện nợ duyên, mãi đến ngoài tuổi 30, khi các em đã yên bề gia thất, cha mẹ già yếu không ngừng thúc giục chị tìm nơi nương tựa nên chị mới nhận lời mai mối, lấy chồng.
Mỗi lần mẹ đi làm hay đi chợ đều phải "khóa" em ở nhà một mình
Những mong bất hạnh của tuổi thơ sẽ được cuộc đời bù đắp cho mái gia đình hạnh phúc ấm êm khi lấy chồng. Nào ngờ, khi mang thai đứa con đầu lòng, vừa qua cơn vượt cạn, bác sĩ cho biết con chị vì thiếu dinh dưỡng nặng trong thai kỳ, dẫn đến biến chứng bại não.
Người mẹ trẻ đau khổ tột cùng nhưng khúc ruột mang nặng đẻ đau, dù con bệnh tật thế nào mẹ cũng không đành bỏ con. Thế là từ đó, mẹ con chị thường xuyên vào ra bệnh viện. Lúc cậu bé được hơn 4 tháng tuổi, người mẹ thấy trong đôi mắt bé có vệt mờ đục bao phủ mắt, phải đưa con lên TP HCM khám và điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ chỉ định phải lắp kính thì mắt bé mới nhìn thấy. Nhưng vì nhà nghèo, không có đủ tiền, người mẹ đành bóp bụng ẵm con về trong nước mắt.
Từ đó, người mẹ trẻ ngày đêm cận kề con với nhiều khổ cực không kể xiết. Ngày qua ngày, đứa bé không chịu lớn nên mãi đến nay khi đã 12 tuổi vẫn nhỏ thó như một em bé 4 – 5 tuổi suy dinh dưỡng. Em không biết nói, biết cười, không nghe được tiếng nói xung quanh. Mọi sinh hoạt của em đều phụ thuộc vào mẹ. Quanh năm suốt tháng em phải đeo tã giấy.
Nếu như nuôi đứa con khỏe mạnh đối với người mẹ khỏe mạnh cần nhiều công sức thì nuôi đứa con bại não với người mẹ tật nguyền càng khó khăn gấp bội phần. Bé thường xuyên quấy khóc, nhất là ban đêm, em rất ít khi ngủ. Lúc nào em cũng ở tư thế ngồi gập người chốc chốc lại ré lên khóc ngất. Người mẹ không biết con đau ở đâu, nhức chỗ nào.
Mỗi khi mẹ đi vắng em lại dò dẫm tìm đường đi
Chị Hằng bộc bạch: “Thấy con khóc la đau đớn mà không biết con cảm thấy thế nào, lòng tôi đau như ai cắt ruột”. Nhiều hôm em quấy quá, mẹ đoán em nhức răng, ra tiệm thuốc tây mua vài liều thuốc nhức răng về cho em uống. Vì gia cảnh khó khăn, việc đi lại của chị Hằng cũng khó khăn, nên rất lâu rồi chị chưa lần nào đưa con đến cơ sở y tế khám bệnh.
Cũng vì cuộc sống khó khăn, con bệnh tật nên vợ chồng thường xuyên cãi nhau, chị Hằng nhiều lần phải chịu cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay của người chồng”. Dù không êm ấm nhưng vợ chồng sống chung nên chị có thai bé thứ hai lúc nào không biết. Đến khi phát hiện thì cái thai trong bụng đã lớn nên không đành lòng bỏ con. Từ đó, bé thứ ra đời trong cảnh chồng thường xuyên rượu chè, đánh số đề khiến nợ nần chồng chất, gia cảnh đã khó càng thêm khó.
Mấy tháng gần đây, sau hai lần bị lập biên bản về việc thường xuyên gây sự chửi bới vợ con, gây mất an ninh trật tự địa phương nên chồng chị bỏ 3 mẹ con chị đi biệt tăm. Biết không thể nào tiếp tục với người chồng nát rượu, vũ phu nên chị Hằng đã gửi đơn ly hôn đến tòa án. Mặc dù biết cuộc sống đối mặt với rất nhiều thử thách, khi tật nguyền lại phải nuôi đứa con trai bệnh tật và đứa con nhỏ mới hơn 4 tuổi, nhưng chị Hằng muốn để các con được yên ổn khôn lớn.
Cha mẹ chị Hằng mất từ lâu. Dù đông anh em nhưng thỉnh thoảng chỉ phụ mẹ con chị được cân gạo, gói mì. Chị Hằng mong có một số tiền nhỏ để đưa con đi thăm khám và làm chút vốn nhỏ buôn bán rau củ qua ngày.
Chị Hằng cho biết thêm, con trai thứ 2 của chị nay đã 4 tuổi, rất muốn được đi học nhưng ngặt nỗi chị không có tiền và cũng không ai đưa đón dùm. Chị mong muốn có một số tiền mua chiếc xe ba bánh, thuận tiện cho việc đi lại, đưa đứa con nhỏ đi học. Đồng thời, khi có tiền sẽ mở một cái sạp nhỏ trước cửa nhà để bán rau cải, bánh trái lặt vặt, kiếm chút đỉnh tiền lời, ba mẹ con sống lay lắt qua ngày.
Ông Huỳnh Văn Mãnh, Trưởng khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết: Hoàn cảnh của Nguyễn Thị Hằng ở tại khu vực gặp rất nhiều khó khăn, vì cả hai mẹ con đều tật nguyền, không có nghề nghiệp ổn định. Gia đình thuộc diện hộ nghèo. Chị Hằng chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Chính quyền cũng quan tâm hỗ trợ gia đình chị Hằng, nhưng sự giúp đỡ có hạn. Rất mong các mạnh thường quân góp sức giúp mẹ con chị Hằng vượt qua cơn khốn khó, vươn lên trong cuộc sống.
Vợ bỏ đi, пgười đàп ôпg cɦậɫ vậɫ пuôi coп gái 5ɫ bị uпg ɫɦư: 'Mẹ bỏ đi rồi, coп bị bệпɦ ɱà ɱẹ cũпg kɦôпg về với coп'
Từ пgày coп bị bệпɦ, ɑпɦ Cườпg пɦiều lầп gọi vợ về để cùпg cɦăɱ sóc cɦo bé. Vợ ɑпɦ kɦôпg пɦữпg kɦôпg về ɱà còп suốɫ пgày đăпg cliρ, ảпɦ cɦụρ cùпg ɫìпɦ пɦâп lêп ɱạпg xã ɦội.