Kɦôпց ɓằпց ᵭại ɦọc, ƙɦôпց ɓiếɫ пցoại пցữ, ɓị ɫɾượɫ ρɦỏпց ʋấп, ɓị ᵭᴜổi ʋiệc Ɩiêп ɫục: Tôi ᵭã Ɩàɱ sếρ ɫɦế ᵭấy!
Mọi пցười ɫɦườпց ɫɦícɦ ɱộɫ câᴜ cɦᴜyệп Ɩội пցược ɗòпց ɫɦế пày: ɑпɦ cɦàпց ɫɦấɫ пցɦiệρ ʋà ɫɦấɫ ɦọc, Ɩiêп ɫục ɓị Ɩoại sɑᴜ ρɦỏпց ʋấп, ɓị ᵭᴜổi ʋiệc. Bỗпց ɱộɫ пցày, ᵭiềᴜ ƙỳ ɗiệᴜ xảy ɾɑ, ʋà ɑпɦ ɫɑ ɫɾở ɫɦàпɦ ôпց cɦủ.
22:38 18/01/2021
Tôi có một câu chuyện lội ngược dòng như thế để kể.
Xét theo tiêu chuẩn thông thường, tôi là một người tìm việc có hồ sơ trung bình yếu.
- Không có bằng đại học.
- Không có kinh nghiệm liên quan.
- Không có kỹ năng kèm theo, tin học, ngoại ngữ... đều bằng 0.
- Không có khả năng giao tiếp.
Kết quả: Tôi thường xuyên bị loại sau phỏng vấn, bị đuổi việc khá nhiều lần.
Và bây giờ tôi có gì? Tôi có sự nghiệp riêng, có hai mươi mấy nhân viên. Tôi không đánh giá cao sự nghiệp của mình vì nó đem lại nhiều lợi ích kinh tế, mà tôi đánh giá cao nó vì nó có không gian phát triển lớn.
Vậy thì điều kỳ diệu trong câu chuyện lội ngược dòng này là gì?
Đầu tiên: Tiền không phải là tất cả.
Trong nhận định của tôi, tiền không phải thước đo mức độ thành công, tiền chỉ là biểu hiện của thành công mà thôi. Hãy đặt nó về đúng vị trí của nó. Bạn có thể dựa vào cách "deal lương" để lương khởi điểm cao hơn bạn bè bạn cả vài triệu. Nhưng như thế chưa đủ để chứng minh giá trị của bạn, như thế không có nghĩa là bạn đã bớt đi 3 hay 5 năm phấn đấu.
Bởi vì thứ bạn có nhiều hơn chỉ là tiền lương, không phải kiến thức tích lũy.
Thứ hai: Nhìn đường, hãy nhìn xa.
Đặc biệt là với người có tham vọng, đừng chỉ nhìn 3 hay 5 năm rồi so lương ai cao hơn, thiển cận lắm. Hãy nhìn 30 năm.
Tôi thực sự không biết khả năng "deal lương" sẽ giúp mọi người đi xa bao nhiêu, tăng bao nhiêu lương. Với cá nhân tôi, nó hoàn toàn không đủ để đưa bản thân đến nơi mình muốn đến. Tôi đồng ý là khả năng ăn nói cũng là một yếu tố, nhưng đó chỉ là yếu tố kèm theo, không phải cốt lõi.
Vậy thì cái gì vẫn có thể giúp mình sau 30 năm nữa?
Tôi có điều kỳ diệu số 3, tình yêu và sự nỗ lực.
Nếu tiền không quan trọng, vậy thì cái gì là quan trọng? Là kiến thức.
Càng giỏi, lương càng cao, sự tự do khi lựa chọn nghề nghiệp lại càng lớn. Khi mới đi làm, ai cũng ngu ngốc cả nên khi chọn việc, đừng ngại khó ngại khổ, đừng so đo tính toán số tiền lương nhận được.
Ngoài cái bằng đại học và vài ba kinh nghiệm vớ vẩn, chúng ta có gì để đòi lương? Hãy đặt mục tiêu tối cao là thu gom kiến thức đi! Bị ép lương, công việc vất vả, hay thế nào đi nữa, thì bản thân mình vẫn có lãi, vì mình học hỏi được nhiều thứ.
Những ngày đầu, tôi làm việc với mức lương chưa đến 10.000 đồng/giờ, chỉ vừa đủ sống ở mức rất tiết kiệm. Tôi còn thường xuyên mang việc về nhà làm, làm tới 3h sáng, không lương. Nhưng với mỗi công việc, tôi đều cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể, lương thấp cũng không chểnh mảng.
Và bạn biết không, tôi được tăng lương 3 lần trong 6 tháng, lần sau gấp rưỡi lần trước, cho dù trước đó, tôi là một trong những người có xuất phát điểm thấp nhất công ty.
Nỗ lực là cho mình, tích lũy kiến thức là cho mình. Nơi này không coi trọng thì sẽ có nơi khác coi trọng. Có một câu rất nổi tiếng, đại ý thế này, mình thích cái gì, đừng làm nó miễn phí. Tôi có một câu khác ở đây, mình thích cái gì, đừng ngại làm nó miễn phí.
Điều kỳ diệu số 4, tỉ mỉ và kiên định.
Từ khi tôi bắt đầu đi làm, người kiểm duyệt ở công ty chưa từng soi được một lỗi nào. Khi xắn tay làm, tôi sẽ bỏ thời gian ra để kiểm tra luôn công đoạn trước của người khác, và làm phần việc của mình sao cho người làm công đoạn sau đỡ phiền nhất có thể. Lâu dần, tôi nổi tiếng kỹ tính ở công ty, mấy cô chú kiểm duyệt hàng mẫu nhìn thấy đồ gắn tên tôi là chán, không thèm kiểm tra. Không kiểm tra thì thôi, mình vẫn việc mình làm, và làm ổn.
Nếu mình không khắt khe ngay từ đầu, mình làm việc đối phó vô trách nhiệm, chắc chắn sẽ không có cơ hội nào cho mình. Nếu lúc người ta không kiểm tra mình nữa, mình buông thả dần, không kiên định giữ lập trường, thì mình cũng không có cơ hội nào cả.
Điều kỳ diệu số 5, đối xử với người xung quanh tử tế.
Khắt khe trong công việc thôi, đừng khắt khe trong cuộc sống. Tính toán trên bảng lương thôi, đừng tính toán khi đi làm. Mình thiệt hơn ai, ai chơi xấu mình, đừng để ý.
Có một lần, tôi nhận một đơn hàng rất lớn và rất gấp, hơn 200 cái váy. Hàng làm xong, gửi cho khách, nhưng lại bị lỗi, khách gửi ngược về để sửa. Hạn cuối là 8h sáng ngày hôm sau mà lúc hàng bị gửi trở về xưởng đã là 7h tối. Nhìn 200 cái váy la liệt đầy nhà, tôi cuống cuồng, không biết phải làm thế nào, không biết phải sửa thế nào cho kịp.
Nhân viên của tôi, không ai bảo ai; đứa phải về sớm thì tự xếp hơn chục cái vào túi để mang về làm, thức tới 3h sáng để làm rồi lại vội vàng bắt chuyến bus sớm nhất mang sang cho tôi kịp gửi lúc 8h; đứa không cần về sớm thì ngồi lại sửa; có vài đứa còn ngủ luôn ở nhà tôi, cùng tôi làm tới hơn 5h sáng.
Tôi vẫn nghĩ. Nếu ngay từ đầu mình khắt khe toan tính, thì những lúc như thế, chắc chắn sẽ phải ngồi khóc giữa 200 cái váy lỗi rồi.
Quá trình sống, cũng như quá trình trồng một khu vườn rất rộng lớn ấy. Không phải trồng một loạt cho hết luôn, mà là trồng từ từ từng ngày. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm. Mặc nắng, mặc mưa.
Khi trồng bất cứ loại cây nào, đều cần tự hỏi xem, mình trồng nó ổn chưa? Chục năm nữa mình có hối hận vì trồng nó ở đây không? Sẽ không mất công phá đi để trồng cây khác chứ?
Khu vườn đẹp nhất, là khu vườn của một người chủ nhìn được thật xa để chọn loại cây phù hợp, chọn vị trí trồng phù hợp, không ngại nắng ngại mưa, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn chăm chút từng ngày. Trồng sao thì trồng, đừng trồng vườn của mình thành một bãi cỏ dại lem nhem. Khi mọi thứ kết thúc, sẽ tiếc nuối thất vọng lắm đấy.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
Nguồn: Cafebiz
Tᴜổi 25-30: Đừпց Ɩàɱ ʋì ᵭɑɱ ɱê, ɦãy Ɩàɱ ʋì ɫiềп, ɫɦâп Ɩà ᵭàп ôпց, ɱộɫ Ɩà Ɩàɱ ʋiệc, ɦɑi Ɩà Ɩàɱ cɦɑ, ɓɑ Ɩà Ɩàɱ пցười
Tᴜổi 25-30, ᵭâᴜ Ɩà các ʋấп ᵭề Ɩớп ρɦải ᵭối ɱặɫ? Tɾước 30, Ɩàɱ ɫɦế пào ᵭể ɫạo пềп ɱóпց ʋữпց cɦắc? Sɑᴜ 30, Ɩàɱ sɑo ᵭể ɫɦậɫ sự ᵭộɫ ρɦá? Tại sɑo sɑi Ɩầɱ 1 ở ᵭộ ɫᴜổi пày, ɫươпց Ɩɑi ɓạп sẽ ρɦải ɫɾả ցiá ɓằпց 10?