Kiến thức cơ bản và cách ứng xử khi sống ở Nhật
Các bạn đến đất nước Nhật cần chú ý cách thức ứng xử tại đây. Dù là lao động xuất khẩu Nhật, du học sinh, thực tập sinh… Chắc chắn các bạn nếu giữ thói quen ở Việt Nam khi sang đây sẽ thấy lạc lõng.
16:59 07/12/2017
1, Không tự ý mở đồ của cửa hàng, siêu thị khi chưa thanh toán.
Có một em đi du học bên Mỹ sang Nhật và bảo ở Mỹ được mở thoải mái. Có thể ở nước khác được mở thoải mái, nhưng ở Nhật thì không được làm như vậy. Khăn mặt hay quần áo thì có thể dở ra và gấp lại, nhưng hộp thuốc hay những món hàng được bọc kín, dán kín thì không được mở!
2, Không được vặt hoa, quả, cây cối ngoài đường.
Ở Nhật nhiều cây cam, quýt, hồng, lựu sai trĩu quả mà ko ai hái, chỉ có chim, quạ dỉa. Những cây đó đều có chủ hết đấy, các bạn không được lấy khi không xin phép chủ nhà. Nếu thử sẽ biết ngay hậu quả.
3, Không bật nhạc lớn, tụ tập bạn bè thường xuyên tại nhà nói chuyện lớn tiếng làm ảnh hưởng tới hàng xóm.
4, Đi về khuya khoắt, bạn bè ra vào thế nào đều được quan sát bởi các bác hàng xóm.
Họ cũng buôn dưa lê ko kém người VN đâu, nên chú ý luôn chào hỏi, bắt chuyện mọi người xung quanh để tạo sự thân thiện cũng như giao lưu hàng xóm. Có thể tặng họ những món quà như cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ của VN làm quà cho họ vui và thấy mình biết lễ nghĩa, khi có gặp việc gì khó khăn người ta còn giúp đỡ.
Ngoài ra, bạn nào mang cả gia đình sang Nhật mà có con nhỏ hiếu động, lại ở chung cư cao tầng thì nên chào hỏi nhà tầng dưới mình, nói trước với họ để họ thông cảm. Vì con cái chạy nhảy làm ồn họ sẽ rất khó chịu sẽ nói với ban quản lý toàn nhà giải quyết.
5, Trên tàu, có các hàng ghế ưu tiên dành cho người già, người đang bị bệnh tật, ốm yếu, phụ nữ có thai, có con nhỏ… bạn nên nhường ghế cho họ. Họ sẽ rất vui mừng vì điều đó. Tuy nhiên cũng có người “bất mãn” vì họ nghĩ mình vẫn còn trẻ, chưa cần thiết phải được nhường ghế, trường hợp này ko nên mời nữa.
6, Đến công ty bất động sản để tìm thuê nhà, bạn không phải lo lắng là họ sẽ lừa rồi ăn hỏa hồng này nọ. Người Nhật và cty Nhật ko có kiểu ăn tiền như thế. Vào hỏi tìm nhà thì được mời uống nước chè, cà phê, được hỏi cụ thể về yêu cầu cần tìm nhà như giá, diện tích, hướng, gần trường học, siêu thị, nhà ga… Họ sẽ đưa bản đồ thiết kế căn hộ cho bạn rồi chở bạn đi xem từng căn và giới thiệu cụ thể. Khi bạn ưng ý thì sẽ ký hợp đồng. Còn lúc chưa ký thì ko phát sinh đồng nào kể cả đi xem rất nhiều nhà mà bạn ko thuê.
Sau khi ký hợp đồng thuê nhà và vào ở rồi, nếu bạn có xe đạp or xe máy, hãy hỏi ban quan lý tòa nhà để xin hình dán vào xe, vì nếu xe lạ sẽ bị dán giấy cảnh cáo tịch thu đấy ^^;
7, Khi kết thúc hợp đồng thuê nhà, bạn phải tự mình liên hệ cắt hết hợp đồng sử dụng điện, nước, ga. Cty quản lý sẽ tới gặp bạn vào ngày bạn ra khỏi nhà để check xem có đủ mọi thứ như lúc giao nhà cho bạn ko. Hay rác bạn để trong nhà thì phải vứt đi như quy định. Còn khi nhà bị hao mòn, thương tổn thì bạn sẽ phải trả tiền. Nếu bạn ở sạch sẽ, ko làm hư hỏng đồ gì thì tiền sửa sang căn hộ làm lại nguyên hiện trạng khi bạn vào sẽ ít đi. Tuy nhiên, đã có trường hợp bạn sinh viên VN đã bỏ chìa khóa ở lại mà chạy khỏi căn hộ. Mình nghĩ chắc không chỉ có một bạn như vậy mà ở những nơi khác cũng có thể có bạn làm như thế. Nếu bạn không đọc được hợp đồng thì ít nhất cũng phải nhờ người khác giải thích lại cho. Nhưng có khi giả vờ quên hay không hiểu tiếng Nhật và biến mất…
8, Đi cầu thang cuốn, ở Tokyo đứng gọn bên trái, người nào đang gấp thì đi bên phải. Ở Osaka đứng bên phải và đi lên bên trái. Còn ở các thành phố khác thì sao nhỉ? ^^
9, Vào năm thứ 3 đại học, các sinh viên bắt đầu tham gia hội thảo mà các công ty, doanh nghiệp mở ra để tuyển nhân viên. Lúc này, các bạn mặc véc, quần đen, áo trắng, giày đen, cặp đen. Con gái có thể mặc véc và váy đen, áo trắng. Đầu tóc gọn gàng, ai tóc vàng, tóc nâu thì nên nhuộm lại màu xẫm hơn hoặc xịt màu đen, thẫm để tạo ấn tượng Majime đối với cty tuyển dụng. Sau này, vào làm một thời gian rồi, bạn có thể trở lại cá tính ban đầu
10, Khi gặp đối tác, bạn bè hay bất kỳ ai, họ chỉ cúi đầu chào hỏi mà ko bắt tay. Chỉ khi gặp người nước ngoài thì họ mới bắt tay tỏ ra lịch sự và biết lễ nghĩa của nước đối phương.
11, Đi ăn ngoài hàng, không nên gắp thức ăn cho người khác. Mỗi người chọn món khác nhau theo sở thích. Người Nhật ko ngại hay làm khách, nếu họ muốn ăn thử món của bạn thì họ sẽ đề nghị và bạn để họ tự gắp bằng đũa của họ. Còn nếu mời người Nhật tới nhà mình thì bạn có thể làm theo lễ nghĩa của người VN.
12, Khi muốn tìm toilet thì bạn nên tìm đến các trung tâm mua sắm, department. Không mất đồng nào mà rất sạch sẽ, hiện đại. À còn combini, nhà ga nữa. Riêng combini thì phải nói với người trông cửa hàng 1 câu trước.
13, Con gái đi làm công ty luôn trang điểm và làm đẹp. Một là vì bộ mặt của cty, hai là ý thức mài dũa bóng chính mình. Từ các bà nội trợ tới các bác gái 70-80 vẫn trang điểm, làm tóc, làm điệu đấy nhé ^^ Họ không chỉ đánh giá nội dung bên trong mà còn quan trọng cả hình thức bên ngoài.
14, Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật cũng gật gật đầu hay có những cử chỉ y hệt đang nói chuyện với người bên kia đầu dây. (ở lâu rồi bạn cũng sẽ bị nhiễm đấy ^^)
Theo Yui’s Living Japan
Chia sẻ kinh nghiệm đi lại khi sống ở Nhật Bản!
Giao thông Nhật Bản khá phức tạp đối với những người mới đi du học, xuất khẩu lao động hay thậm chí là cả khách du lịch. Nếu sống ở Nhật một thời gian bạn sẽ thấy có khá nhiều phương tiện đi lại cho bạn lựa chọn như: xe bus, tàu điện, xe đạp, taxi...