Kỹ lưỡng trong ngôn từ là thế, người Nhật vẫn GATO với 6 mẫu câu tiếng Anh sau

Người Nhật rất kỹ lưỡng trong cách sử dụng ngôn từ, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ cũng như những người lạ với nhau để thể hiện sự lịch sự, tôn trọng đối phương.

17:00 18/08/2018

Chính vì vậy trong tiếng Nhật xuất hiện các mẫu câu với ý tứ tôn trọng vô cùng trang nghiêm, không có cách dịch tương ứng trong tiếng nước ngoài như. どうぞよろしくお願いします (Douzo yoroshiku onegaishimasu), いただきます (Itadakimasu) hay ごちそうさまでした (Gochisousamadeshita).

Thế nhưng đối người Nhật đã có thời gian du học lâu dài ở nước ngoài, họ cũng phát hiện ra một số mẫu câu có trong ngôn ngữ khác mà không có cách diễn đạt tương ứng, hoặc người Nhật thường không dùng đến trong giao tiếp hằng ngày. Hôm nay JAPO sẽ giới thiệu đến các bạn 6 mẫu câu tiếng Anh mà người Nhật muốn có trong ngôn ngữ của mình (ý kiến từ trang Mamameriri)

1. Have a nice day

Ảnh Me.me

Câu này được người phương Tây nói với bạn bè, người quen của mình lúc gặp gỡ hoặc lúc chia tay, dịch ra có nghĩa là “Chúc một ngày tốt lành”. Đối với người Nhật họ chỉ đơn giản nói “Tạm biệt” hoặc “Hẹn gặp lại ngày mai” mà thôi. Chính vì vậy, người Nhật cho rằng những lời chúc như vậy (tương tự với “Have a good weekend” – Chúc cuối tuần vui vẻ) đối với họ rất ấm áp.

2. I love you

Đây là câu nói mà rất nhiều người Nhật ngượng ngùng đến mức không thể nói ra được. Dù rằng trong tiếng Nhật có cách dịch tương ứng là 愛してる (Aishiteru), thế nhưng thông thường, người Nhật sẽ không nói câu này với người họ yêu thương.

Thay vào đó, người Nhật thích thể hiện tình yêu bằng hành động và để đối phương tự cảm nhận. Tuy cách này rất thực tế, thiết thực nhưng đôi khi không thỏa mãn được nhu cầu yêu và được yêu từ đối phương. Chính vì vậy, người Nhật ghen tị với người phương Tây vì có thể thẳng thắn nói ra câu “I love you” cũng là điều dễ hiểu thôi.

Người Nhật ơi, hãy tập nói “I love you” nhiều hơn nhé.

3. My pleasure

Ảnh Imgflip

Cụm từ này đồng nghĩa với どういたしまして (Douitashimashite) trong tiếng Nhật, được sử dụng khi ai đó nói lời cảm ơn với mình. Thế nhưng nếu dịch sát nghĩa từ cụm tiếng Anh, ta được cụm tiếng Nhật tương ứng 私の喜びです (Watashi no yorokobi desu) : Đó là niềm hạnh phúc/vinh hạnh của tôi.

Thay vì どういたしまして, người Nhật cũng nói 大したことではありませんよ (Taishita koto dewa arimasen yo) – Không có gì to tát đâu. Tuy rằng cách nói này thể hiện được sự khiêm tốn của người nói, nhưng lại không bày tỏ được cảm xúc của họ sau khi làm được việc tốt cho người khác. Chính vì thế, với cụm từ “My pleasure”, nhiều người Nhật cảm thấy người giúp đỡ và cả người được giúp đỡ sẽ có thể nhân đôi niềm vui khi nghe câu này.

4. Pardon?

Ảnh MemeGen

Cụm từ này được người phương Tây sử dụng mỗi khi muốn người đối diện nhắc lại điều họ vừa nói, mà vì một lý do nào đó đã lơ là bỏ qua hoặc không nghe rõ. Trong trường hợp này trong tiếng Nhật không có từ tương ứng, mà chỉ dùng biểu cảm khuôn mặt kèm theo các âm thanh ngạc nhiên như.

“ha?” hay “ee?” để thể hiện. Nếu muốn nói rõ ra họ sẽ dùng nguyên cụmすいませんもう一度? (Suimasen mou ichido?) – Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại không. Người Nhật trong bài viết này cho rằng cách nói trên hơi dài dòng, trong khi chỉ với “Pardon” người phương Tây đã diễn đạt được đủ ý.

Tương tự, trong tiếng Anh cũng có thể sử dụng cụm từ “Excuse me” hoặc “Sorry?” để thay thế.

5. I miss you

Ảnh Pinterest

Đây là cách nói được người phương Tây sử dụng rất nhiều, nhưng hoàn toàn không có câu dịch tiếng Nhật nào có thể giữ nguyên nghĩa gốc.

Trong trường hợp tương tự, người Nhật sẽ nói いかないで (Ikanaide)- Đừng đi, おまえがいなくなるとなんだかさびしいな (Omae ga inakunaru to nandaka sabishii na) – Không có bạn ở đây, tôi sẽ rất buồn,…

Tuy rằng thể hiện được cảm xúc của người nói, nhưng những cụm tiếng Nhật này đem lại cảm giác rất nặng nề. Trong khi đó cụm từ “I miss you” vừa thể hiện được tình cảm của người nói, vừa khiến người nghe cảm thấy dễ chịu.

Nói yêu người khác đã không được, đến nói nhớ ai đó cũng khó khăn vậy sao?

6. Love, Sweetheart 

Ảnh Best Wishes

Ở phương Tây người ta dùng rất nhiều cụm từ để ám chỉ người họ yêu thương (người yêu, gia đình, bạn bè), trong đó phổ biến nhất là cách gọi “Love” hoặc “Sweetheart”.

Trong tiếng Nhật, dù là gọi chồng hay gọi vợ, họ cũng sử dụng từ Anata. Với trường hợp người yêu, người Nhật vẫn giữ cách gọi tên của đối phương. So với phương Tây, cách này có vẻ cứng nhắc và thiếu tình cảm nhỉ.

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng, phụ thuộc vào tính cách đặc trưng của con người mà có cách diễn đạt ngôn ngữ khác nhau. Tất nhiên nếu bạn yêu mến nền văn hóa nào, bạn sẽ yêu luôn cách suy nghĩ và diễn đạt của người dân nơi đó.

Người Nhật có thể rất lịch sự và khiêm tốn, nhưng lại khó diễn đạt trực tiếp cảm xúc, tình cảm của họ. Đôi khi chính điều đó khiến họ nói ít đi và làm nhiều hơn. Thế nhưng đâu phải lúc nào hành động cũng được thấu hiểu, người ta vẫn thường nghe rồi tin ngay chứ mấy ai chịu khó nhìn để kiểm chứng. Vậy thì hãy cứ nói ra, vì cảm xúc là thứ đáng được chia sẻ mà.

Theo: japo.vn

Tags:
Tâm sự người cha ung thư giai đoạn cuối, “nước mắt chan cơm” xúc động ẵm con mới chào đời

Tâm sự người cha ung thư giai đoạn cuối, “nước mắt chan cơm” xúc động ẵm con mới chào đời

“Tôi sẽ làm một bữa tiệc đầy tháng linh đình cho con bởi không biết tôi còn trụ đến thôi nôi hay không…”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất