Lái xe 20 tỷ đóп con taп học, mẹ bị nhóm phụ huynh đố kỵ cɦửi troпg group: 'Bớt khoe của'
Ngứa mắt vì thấy người mẹ lái xe sang đón con tan học, nhóm phụ huynh đã nhắn tin phản ánh vào nhóm. Kết cục ai nấy cũng ê chề trước câu trả lời của người mẹ, rõ là “con gà tức nhau tiếng gáy”.
11:08 25/10/2020
Thói đố kỵ, ghen ghét khi người khác hơn mình vốn dĩ không còn quá xa lạ và nó ẩn mình trong rất nhiều tình huống đời thường. Ngay cả chuyện mẹ đón con tan học như bên dưới cũng trở thành đề tài nhiều người bàn cãi, tị hiềm rồi dùng lớp bọc con cái để che đậy bản tính xấu của mình.
Do làm kinh doanh nên người mẹ họ Trương và chồng rất có điều kiện, sở hữu nhiều tài sản bất động sản cùng xe ô tô sang trọng. Mỗi chiều tan làm, chị thường đến trường đón con tan học. Mọi chuyện sẽ bình thường nếu như chị không lái chiếc xe sang mỗi lúc đến đón con.
Sau thời gian để ý chiếc xe ô tô sang trọng, có giá trị hơn 20 tỷ đồng, nhiều phụ huynh đã cảm thấy khó chịu và cho rằng điều này ảnh hưởng đến con của họ. Có người còn thẳng thắn nhắn vào nhóm phụ huynh với nội dung: "Mẹ Hiên Hiên à, chị đừng lái ô tô tới đón con để khoe khoang là mình giàu có được không? Điều này dễ khiến những đứa trẻ có cảm giác bị so sánh”.
Được lời như cởi tấm lòng, nhiều phụ huynh khác cũng tới tấp nhắn vào để chỉ trích hành động của người mẹ khi đón con. Không còn cách khác, chị Trương đành phải trả lời: “Chiếc xe này đã là chiếc xấu nhất trong gia đình tôi rồi. Tôi không thể đổi sang xe khác chỉ để đưa đón con đi học được”.
(Ảnh minh họa: Đời sống pháp luật)
Trước câu trả lời này, nhóm phụ huynh chỉ biết im lặng cứng họng vì không biết nói gì thêm. Vụ việc khi được chia sẻ lên mạng xã hội cũng nhận về nhiều phản hồi, đa phần là chỉ trích nhóm phụ huynh quá rảnh rỗi nên sinh chuyện tào lao. Việc người mẹ đón con bằng xe sang có giá vài chục tỷ đồng cũng là chuyện của họ, chẳng lẽ giờ bắt phải giả nghèo giả khổ, đi xe cà tàng hay sao? Chiếc xe cũng là tài sản của người mẹ, do chị tự kiếm tiền chứ chẳng phải ăn xin, trộm cướp của ai nên chẳng cớ gì lại không được sử dụng chỉ vì lý do quá vô lý.
Có thể những đứa trẻ sẽ chứng kiến bạn được mẹ đón bằng xe sang nhưng quan trọng là cách giáo dục của người lớn. Món vật chất xa hoa có thể khiến người khác tự ti nhưng cũng có thể là bài học về cách chăm chỉ, nỗ lực, phấn đấu tạo ra tài sản chân chính cho mình. Cách nhìn nhận vấn đề sẽ quyết định điều này tốt hay xấu.
(Ảnh minh họa trái: aiziw)
Chưa kể, hành động của nhóm phụ huynh còn tố cáo thực trạng ghen ăn tức ở, đố kỵ lẫn nhau trong thế giới người lớn. Trẻ con biết gì, cùng lắm chúng thấy xe sang nhưng người lớn nhìn ra giá trị hàng chục tỷ đồng của nó rồi lên tiếng chỉ trích. Thấy người khác có gì hơn mình là vội tìm cách dìm hàng, chỉ trích. Cảm xúc tiêu cực này hầu như đều có ở mọi người, quan trọng là cách chế ngự và biến sự ghen ghét thành động lực để cố gắng.
Con người thường có thói quen để ý mọi thứ xung quanh, ngay cả những điều vặt vãnh rồi từ đó nảy sinh soi mói, ghét ghen khi bản thân thua kém. Hàng xóm có món đồ mới sắm giá trị đắt đỏ là ghét, tìm cách gây sự. Đồng nghiệp có điện thoại mới đắt tiền là đặt điều nói xấu sau lưng. Thậm chí chơi chung nhóm bạn, thấy ai hơn mình về vật chất hay hạnh phúc hơn cũng tìm cách dìm họ xuống bằng những lời lẽ của kẻ thua thiệt.
Nếu cứ sống với con quái vật mang tên “đố kỵ” trong lòng sẽ rất mệt mỏi vì lúc nào cũng hằn học, bực tức nghĩ bản thân thua kém. Hãy tập cách trân trọng những gì đang có và thay vì ghét ghen người khác hơn mình, hãy nỗ lực kiếm tiền bằng sức chân chính để có ngày được như họ.
Nguồn tham khảo: Đời sống pháp luật
Xót xa mẹ пghèo đaᴜ ốm cầu xiп đứa con tɾai từпg mang cho 34 năm trước giúp: Gọi không bắt máy
Ở tuổi xế chiều đau ốm bệnh tật, người mẹ đành gọi điện nhờ con trai năm xưa từng mang cho giúp đỡ. Tuy nhiên, người con kiên quyết chối bỏ và không bắt điện thoại.