[Mâu thuẫn] Nhật là quốc gia giàu có nhưng lo sợ không có tiền để tổ chức nghi lễ truyền thống
Ở Nhật Bản, chi phí cho một lễ cưới hoặc lễ tang được liệt vào hàng đắt đỏ nhất trên thế giới. Nhưng vì đây là phong tục có từ thời cổ đại, nên hiện tại vẫn giữ gìn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức khoa học Nhật chỉ ra rằng, thế hệ trẻ hiện nay đang hoài nghi về các nghi thức truyền thống này và dường như băn khoăn luôn thường trực, đó là có nên đầu tư nhiều kinh tế thế cho hai nghi lễ này không? .
10:30 11/03/2018
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ít nhất một phần ba sinh viên đại học Nhật Bản được khảo sát chia sẻ ý kiến không muốn lập gia đình, hơn nửa trong số đó khẳng định về vấn đề này. Dường như, xã hội Nhật đang ngày càng tiết kiệm hơn.
Đối với đám tang, chỉ có 12% người được hỏi bày tỏ nguyện vọng rằng muốn được tổ chức lễ tang cho họ sau khi mất. Hầu hết đều nói sẽ phụ thuộc vào quyết định của gia đình, trong khi đó, có 33,6% đồng ý hoả táng mà không cần nghi lễ đám tang.
Tất nhiên, yếu tố chi phối cho những câu trả lời này chính là kinh tế. Do điều kiện thu nhập, việc làm và áp lực cạnh tranh đã trở nên nghiêm trọng hơn, nên nhiều người không đủ tự tin để khẳng định có thể đáp ứng như cầu của hai nghi lễ này. Bởi chúng thực sự rất tốn kém.
Thêm một lý do nữa là các mặt hàng hầu như đang tăng giá. Lớp trẻ Nhật nghĩ rằng, khi mình phải bỏ thêm tiền để mua các vật dụng thiết yếu, nên không thể tổ chức hôn nhân theo nghi thức cũ được nữa. Và lễ tang, cũng theo đó mà giảm thiểu.
Một số người được phỏng vấn cho biết sẽ dùng tiền để đi du lịch hơn là chi tiêu cho nghi lễ truyền thống, vì họ nghĩ rằng đó là một sự lãng phí.
Đặc biệt, một số người còn khó khăn hơn khi phải vay tiền để tổ chức đám cưới, chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân riêng. Kéo theo sau đó là nai lưng làm để trả nợ. Còn số người có điều kiện thì lại nghĩ rằng, đám cưới chỉ cần bố mẹ hai bên chứng kiến, vậy là đủ. Không cần phải tổ chức lớn, rầm rộ.
Còn đám tang thì vẫn nên duy trì, như một sự tôn trọng người đã mất, đó cũng là cách để nói lời tạm biệt với người quá cố.
Mặc dù phần lớn giới trẻ hiện đại không muốn tổ chức lễ cưới hoặc đám tang theo nghi thức truyền thống nữa. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn số ít cho rằng, nên giữ gìn điều này, như một nét văn hoá đặc sắc của Nhật Bản.
Trong tương lai, hy vọng sẽ có những thay đổi để các nghi lễ truyền thống Nhật vừa được bảo tồn và đỡ gây áp lực kinh tế hơn.
Bạn nghĩ sao về điều này?
Nguồn: Japo.vn
5 đặc điểm của một người học tiếng Nhật thành công
Thành thực mà nói, học một ngoại ngữ là không hề dễ dàng, đặc biệt nó lại là học tiếng Nhật, một ngôn ngữ hoàn toàn mới so với chúng ta. Trong khi một vài người học kiên trì và trở thành một người thành thạo ngôn ngữ đó, có thể sống và làm việc bằng ngôn ngữ thứ 2 đó của họ, thì hầu hết đa số người học bỏ cuộc nửa chừng hoặc loay hoay mãi ở trình độ trung cấp mà thôi.