Mẹ cɦồпg cɦỉ cɦo cả пɦà đi vệ siпɦ 2 lầп/пgày, coп dâu пɦậρ việп vì điều ɫế пɦị
Bố ɱẹ cɦồпg ɫiếɫ kiệɱ ɦạп cɦế số lầп xả пước bồп cầu kɦiếп coп dâu kɦôпg dáɱ uốпg пước, пgại đi vệ siпɦ, cuối cùпg ρɦải пɦậρ việп.
15:32 29/04/2021
Sống chung với bố mẹ chồng sau khi kết hôn, có người được bố mẹ chồng thương con như ruột thịt, có người lại là nơi bắt đầu ác mộng. Áp lực sống chung với bố mẹ chồng chắc chắn không ít cô gái lấy chồng là phụ nữ phải trải qua.
Bác sĩ nhi Chen Murong chia sẻ trong chương trình Doctor is Hot rằng một phụ nữ trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần, trong quá trình điều trị, bác sĩ liên tục nhắc nhở cô uống nhiều nước hơn, không nhịn tiểu và đi vệ sinh. Lúc này, cô đau buồn tiết lộ chỉ được đi vệ sinh ở ngoài, về nhà không dám đi vệ sinh.
Bác sĩ Chen Murong hỏi chuyện gì đã xảy ra và nhận ra rằng sau khi người phụ nữ về nhà chồng, cô thấy nhà chồng rất tiết kiệm. Cô phải tắt đèn khi đi ra ngoài, một số đồ ăn trong tủ lạnh không thể vứt ra ngoài cho đến khi hết hạn. Những điều này cô vẫn có thể làm được, ngoại trừ vấn đề đi vệ sinh.
Hóa ra, nhà chồng cô tiết kiệm tới mức nước dội bồn cầu cũng hạn chế, một ngày không được dội nước quá 2 lần. Mỗi ngày cả nhà sẽ tập trung cùng nhau đi vệ sinh 2 lần trong ngày, lần lượt vào nhà vệ sinh "giải quyết nỗi buồn" sau đó mới giật nước.
Có lần người phụ nữ đã lén mẹ chồng xả nước trước khi đi vệ sinh nhưng bất ngờ mẹ chồng đứng bên ngoài hỏi cô đã đi vệ sinh chưa, sao chưa đi đã xả nước khiến cô vô cùng căng thẳng. Vì vậy, cứ về nhà cô không dám uống nước để giảm số lần đi tiểu, lâu dần đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Cô đi chữa liên tục nhưng cứ hồi phục lại tái nhiễm.
Nguyên nhân là vì nhà chồng tiết kiệm chỉ cho xả nước bồn cầu 2 lần/ngày. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Chen Murong sau khi nghe câu chuyện biết không thể giúp được gì nhiều nên chỉ có thể khuyên người phụ nữ đưa chồng tới và nói chuyện. Khi người chồng tới phòng khám, bác sĩ đã đề cập: "Hãy cẩn thận khi đi vệ sinh trong nhà. Đôi khi nước tiểu của bạn nhỏ giọt và bắn tung tóe bên dưới, nếu không xả sạch sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu”.
Bác sĩ hy vọng người chồng sẽ về nhà và khuyên gia đình cải thiện thói quen vệ sinh của các bà mẹ chồng. Bác sĩ thực sự đau khổ nói: "Đây thực sự là gia đình chồng quá tằn tiện. Nó thực sự khiến cô ấy bị áp lực tâm lý rất nhiều".
Những thói quen đi vệ sinh dễ gây bệnh
Dùng quá sức khi đại tiện
Dùng quá sức khi đi đại tiện có thể dẫn tới hiện tượng rách hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Nguy hiểm hơn khi hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức.
Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu đi vệ sinh quá lâu, sau khi đại tiện nếu đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.
Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn.
Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu
Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịp tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh
Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh. Thói quen này ẩn chứa vô số hiểm họa và rất dễ khiến bạn nhiễm bệnh. Dùng điện thoại khi đi vệ sinh khiến não bộ tập trung vào điện thoại mà quên đi "nhiệm vụ chính". Điều này sẽ làm rối loạn chức năng chỉ huy của não bộ và khiến việc dẫn truyền thần kinh bài tiết kéo dài, gây ảnh hưởng đến thời gian đại tiện về lâu dài có thể gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh có thể khiến vi khuẩn dính vào điện thoại trong quá trình sử dụng và trở thành nguồn vi khuẩn xấu “thường trực” bên bạn mỗi ngày.
C.ɦếɫ ɱê vị cɦuɑ пgọɫ ɦấρ dẫп củɑ bắρ cải cuộп ɫɦịɫ sốɫ cà cɦuɑ
Bắρ cải cuộп ɫɦịɫ sốɫ cà cɦuɑ có ɱàu sắc bắɫ ɱắɫ, ɫɦêɱ sự ɦài ɦòɑ giữɑ ρɦầп пɦâп ɫɦịɫ với lớρ rɑu cuốп bêп пgoài sẽ là sự lựɑ cɦọп ɫuyệɫ vời cɦo bữɑ cơɱ giɑ đìпɦ.