Mẹ пgɦèo пuốɫ пước ɱắɫ пuôi 3 coп ɫɦơ bị bại пão: "Tɦươпg các cɦáu ɱà cɦỉ dáɱ kɦóc ɱộɫ ɱìпɦ"
Bốn đứa con lần lượt chào đời thì không may 3 đứa mắc bệnh bại não, nằm liệt giường nhiều năm. Các con thơ dại, bệnh tật, đẩy hai vợ chồng tiều phu vào cảnh cơ cực, không lối thoát.
21:52 17/08/2021
Trời càng về trưa, khí hậu miền cát trắng, gió Lào càng trở nên oi bức hơn. Không chịu nổi sự ngột ngạt, bà Trần Thị Tịnh (74 tuổi, ở thôn 1 xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), bế 2 đứa cháu ra ngoài mái che cạnh giếng nước cho mát.
Mỗi ngày bà Tịnh phải chăm sóc, vệ sinh cho các cháu.
Tuổi đã cao, xương cốt yếu dần nhưng bà phải gắng bế 2 đứa cháu nội quặt quẹo, chân tay co quắp thật đáng thương! Khi được bà bế, dường như đã quen với sự chăm sóc ân cần của bà, các cháu ngước mặt lên cười hiền, cố nhấc cánh tay lên mặt bà để vuốt ve nhưng bàn tay chúng cứng đơ không thể cử động được.
Không giấu được dòng nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo, cũng như nỗi đau xé tâm can, ngày qua ngày bà Tịnh phải chăm sóc 3 đứa cháu bị bại não để cha mẹ chúng đi làm công, kiếm tiền nuôi 7 miệng ăn và thuốc thang cho 3 đứa con bệnh tật. Đôi lúc, bà thương các cháu mà chỉ dám khóc một mình, bà ước giá như bản thân bà có thể gánh đi phần đau đớn cho các cháu tội nghiệp.
Mẹ nghèo nuốt nước mắt nuôi 3 con thơ bị bại não
Nhìn các cháu quặt quẹo, lòng bà thấy vô cùng đau đớn.
Bà Tịnh ngậm ngùi: “Ban ngày cha, mẹ cháu đi làm bên ngoài nên tôi phải lo chăm sóc, vệ sinh, giặt giũ cho các cháu. Thấy mấy đứa cháu chỉ nằm một chỗ, cử động chậm chạp mà ruột gan tui như thắt lại. Khi nào thấy các cháu cười thì mình cũng vui trong lòng, còn lúc cháu rên rỉ, co giật thì phải nhờ người chạy đi gọi cha, mẹ cháu về chứ thân già như tui không biết làm sao”.
Thấu hiểu tường tận về hoàn cảnh vất vả của gia đình anh tiều phu Đoàn Quang (SN 1977), người dân vùng cát Triệu Lăng càng thấy thương xót cho 3 đứa cháu bệnh tật. Người dân trong xóm cũng thường giúp đỡ hai vợ chồng nghèo mỗi lúc khó khăn.
Mỗi ngày, các cháu được bế ra ngoài lán gần giếng nước cho mát.
Đã gần trưa, hai vợ chồng anh Quang và vợ là Võ Thị Phượng mới trở về nhà. Thấy mẹ trở về, 2 đứa con út cũng mừng rỡ, xoay mình bò dậy, nhưng không thể ngồi thẳng. Các cháu chỉ biết rên vài tiếng rồi nằm xuống giường.
Vợ chồng anh Quang vốn không có nghề nghiệp ổn định nên ai kêu gì làm nấy. Dù ở gần biển nhưng anh không theo được nghề làm ngư nghiệp, chỉ dựa vào mưu sinh trên cạn.
Anh Quang cho biết, thời gian này ít người gọi làm công nên hai vợ chồng tranh thủ đi cưa củi đốt than để bán.
“Trước đây, người ta thuê tui đi cắt cây, đập vỏ tràm, bốc vác, làm phụ thợ nề. Còn vợ cũng theo chồng đi bóc vỏ tràm, làm cỏ, thậm chí làm việc vặt. Khi không còn ai kêu làm công thì hai vợ chồng đi cưa củi đốt lấy than bán”, anh Quang giãi bày.
Cậu bé nằm liệt một chỗ đã 5 năm nay.
Dù vất vả cật lực nhưng hai vợ chồng cũng chỉ kiếm được ngày hơn 200 ngàn đồng để đong gạo và chi tiêu.
Nhắc đến các con, giọng anh Quang chùng xuống: Hai vợ chồng sinh được 4 đứa con thì hết 3 đứa mắc bệnh bại não bẩm sinh. Cháu đầu là Đoàn Thành Doanh (SN 2007) và 2 đứa em là Thành Nhật và Thành Công, mới sinh ra đã bị bại não. Chỉ đứa con thứ 2 là Thành Quân hiện đang đi học, nhưng cháu cũng hay đau ốm.
“Sinh con ra thì người cha, mẹ nào cũng hy vọng con được mạnh khỏe, khôn lớn, trưởng thành. Nhưng với gia đình tôi thì nỗi bất hạnh cứ ập đến, hết đứa này đến đứa khác”, giọng anh Quang như nghẹn lại.
Chị Phượng xót xa khi 3 đứa con sinh ra đều mắc bệnh.
Vừa bắc vội nồi cơm lên bếp, nhưng sợ các con đói nên chị Phượng tìm cơm nguội, nấu lại thức ăn rồi mang ra cho các con. Người mẹ lấy từng thìa cơm đút lần lượt cho các con, vì quá đói nên các con chị ăn ngon lành.
Từng thìa cơm đưa lên miệng con là nỗi đau đè nặng trong lòng người mẹ nghèo. Qúa cay đắng, xót xa, người mẹ chỉ biết ngậm khóc một mình.
Chị Phượng xúc động: Lúc mới sinh cháu Doanh, hai vợ chồng có đưa cháu vào bệnh viện tại Quảng Trị, đến Huế khám thì các bác sĩ chẩn đoán cháu bị bại não. Tiếp đó, bác sĩ hướng dẫn tôi đưa cháu đến một trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ. Càng về sau, do không có điều kiện, đi lại quá xa nên đành để cháu ở nhà.
Chị Phượng đút từng thìa cơm cho các con mà nước mắt chảy dài trên má.
Tưởng rằng, đứa con đầu bị bệnh đã là nỗi đau đớn không gì tả xiết với 2 vợ chồng. Nhưng nào ngờ, liên tiếp 2 đứa con út cũng bị bệnh tật giống anh của nó. Bất lực đến tột cùng nhưng 2 vợ chồng chỉ biết nuốt đắng cay, động viên nhau thức dậy sớm hôm để làm lụng nuôi con.
Bà Phan Thị Liên – Chủ tịch Hội Y tế thôn, bản tỉnh Quảng Trị cho biết, tận mắt chứng kiến tình trạng bệnh tật của các cháu, chắc ai cũng thấy động lòng thương cảm. Vậy mà suốt bao năm qua, do bị bại não, đau đớn hành hạ nên cuộc sống của các cháu vô cùng khó khăn. Các cháu ít vận động mà chỉ nằm một chỗ, nhờ người thân chăm sóc.
“Do điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ các cháu không có thời gian đưa con đến các trung tâm để tập luyện. Nhưng với mong muốn các cháu được phục hồi chức năng, tăng cường vận động, cải thiện sức khỏe, chúng tôi vận động một tổ chức Y tế chuyên về giúp đỡ các cháu khuyết tật trong điều trị PHCN để hỗ trợ thiết bị để luyện tập hàng ngày. Ngoài ra, cũng hỗ trợ gia đình cải thiện sinh kế, ổn định đời sống”, bà Liên nói.
Thấy người ngoài, cháu bé vẫn nhoài người ra cười.
Xiп cɦủ ɫrọ đóпg ɫiềп ɫrễ 5 пgày, пữ ɫìпɦ пguyệп viêп lấy ɱẫu về ɫɦì ρɦáɫ ɦiệп cổпg пɦà bị kɦóɑ, ρɦải rɑ cɦốɫ пgủ quɑ đêɱ: "Tìпɦ пgười để ở đâu"
Cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin nữ tình nguyện viên đóng tiền trọ trễ 5 ngày nên trong đêm phải xin ngủ nhờ.