Một phụ nữ Nhật Bản thiết kế ‘đồ lót đặc biệt’ dành cho những bệnh nhân bị ung thư vú

Là một người từng mắc bệnh ung thư vú và may mắn chữa khỏi. Sau khi hồi phục cô Mie Bowman đã bắt tay vào tạo ra loại đồ lót đặc biệt được thiết kế để hỗ trợ phụ nữ chống lại căn bệnh ung thư vú quái ác này.

08:00 26/04/2018

Cô Mie Bowman (36 tuổi) bị ung thư vú và may mắn thoát chết nhưng cô phải cắt bỏ đi bộ ngực của mình.

Trở về từ cõi chết, Mie Bowman bắt tay vào thực hiện những chiếc áo ngực hỗ trợ điều trị ung thư vú cho hàng ngàn phụ nữ.Hiện tại, cô đang điều hành một doanh nghiệp bán đồ lót có tên là Shitagiya Clove. Cô tổ chức các buổi hội thảo tại thành phố Saitama gần Tokyo để những phụ nữ trải qua điều trị ung thư vú có thể chia sẻ kinh nghiệm và những mối quan ngại. Đồng thời, họ cũng có thể tham gia buổi hội thảo để thử những chiếc áo lót thiết kế riêng cho bệnh nhân ung thư vú.

Bowman được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu ở tuổi 31 và đã chọn phẫu thuật cắt bỏ ngực của mình. Việc một phụ nữ bị cắt bỏ hoàn toàn ngực là một thiệt thòi rất lớn. Sau khi phẫu thuật cắt ngực, Bowman vô cùng tự ti về ngoại hình của mình và không muốn bước ra ngoài.

Sau khi phẫu thuật, cô thấy khó mua đồ lót phù hợp với cơ thể mình, mà các sản phẩm dành cho bệnh nhân ung thư vú chỉ bán online, điều đó có nghĩa là cô không thể thử trước khi mua được.

Cô chia sẻ “Tôi nghĩ rằng có thể những người bệnh khác cũng có cùng một vấn đề với mình về việc mua đồ lót”. Chính những trải nghiệm của bạn thân đã trở thành động lực và truyền thêm cảm hứng cho Bowman tạo nên một thương hiệu đồ lót dành cho những ai bị ung thư vú. Cô bắt đầu kinh doanh vào tháng 5 năm 2016.

Tuy nhiên, phát triển một hãng đồ lót không phải là điều dễ dàng. Sau khi thực hiện vô số cuộc gọi để tìm các công ty sẵn sàng làm việc với cô, cuối cùng cô cũng tìm được một nơi phù hợp ở tỉnh Saitama.

Cô nhờ những người đã từng phẫu thuật ung thư vú thử đồ lót mẫu và liên tục sửa đổi nó sau khi nhận được phản hồi. Ban đầu sản phẩm của cô nhận được nhiều phản hồi không tích cực như đồ bị bí, không thoải mái vì những bệnh nhân ung thư vú thường đổ mồ hôi nhiều trong quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên chính những đóng góp này đã giúp Bowman dần khắc phục và cải tiến sản phẩm của mình cho phù hợp.

Sản phẩm cuối cùng nhận được nhiều phản hồi tốt từ các bệnh nhân vì chúng được làm bằng bông nên không dính vào da khi người dùng đổ mồ hôi và nó cũng có miếng đệm thấm hút mồ hôi dưới cánh tay. Nó cũng có miếng đệm tròn mỏng tạo ra một đường cong tự nhiên và sử dụng ren chứ không phải sử dụng dây đàn hồi để hỗ trợ.

Bowman gây quỹ thông qua việc huy động vốn cộng đồng cùng một số phương tiện khác. Cô bắt đầu sản xuất chính thức và bán đồ lót từ tháng Năm năm ngoái.

Cô cũng tổ chức các buổi trò chuyện và thử các sản phẩm mới khoảng hai tháng một lần để cung cấp cho phụ nữ cơ hội thử các mẫu đồ lót và chia sẻ kinh nghiệm chống lại căn bệnh này.

Bowman suy ngẫm về kinh nghiệm của chính mình và chia sẻ “Tôi cảm thấy cô đơn trong quá trình trải qua điều trị và tôi muốn kết bạn nhiều hơn”. “Khi mọi người nói với tôi rằng họ cảm thấy tinh thần tốt hơn sau những cuộc nói chuyện, nó khiến cho tôi hạnh phúc. Tôi muốn tiếp tục tạo ra một nơi mà mọi người có thể cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những câu chuyện của bản thân.”

Bowman cũng tổ chức các buổi nói chuyện phù hợp với yêu cầu của một số cá nhân không thể tham gia vào các cuộc tụ họp chung.

Cô chia sẻ “Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó mọi người có thể nhìn lại kinh nghiệm của mình và nhìn nhận những di chứng sau căn bệnh theo chiều hướng tích cực hơn.”

Nguồn: Phan Ngân (Nhật Báo)

Tags:
Phụ nữ Nhật làm gì để nâng cao thương hiệu rượu Sake của họ?

Phụ nữ Nhật làm gì để nâng cao thương hiệu rượu Sake của họ?

Thông thường, việc sản xuất rượu Sake ở Nhật là việc thủ công và do đàn ông quản lý. Điều này lý giải vì sao, không có phụ nữ trong nhà máy rượu. Nhưng hiện nay, một số nhà máy ở Nhật do thuộc quyền quản lý của phụ nữ. Gần đây, những người phụ nữ này đã hợp sức để nâng cao nhãn hiệu rượu Sake của họ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất