Nga thu được bao nhiêu khi xuất khẩu dầu kỷ lục sang Châu Á?
Ngân sách Nga sẽ có thể kiếm tiền tốt cho đến cuối năm 2022 đối với xuất khẩu dầu kỷ lục sang Châu Á.
16:18 26/06/2022
Trung Quốc phá kỷ lục
Theo Reuters, Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu Nga lên mức kỷ lục: Nhập khẩu dầu Urals vào tháng 5.2022 tăng 55% về số lượng hàng năm và tăng khoảng 25% so với tháng 4. Kết quả là, Nga dẫn đầu về cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc, đứng trước nhà xuất khẩu đứng đầu truyền thống là Saudi Arabia.
Việc nhập khẩu dầu của Trung Quốc diễn ra theo một số tuyến đường, bao gồm qua đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương, cũng như vận chuyển bằng đường biển từ các cảng châu Âu và Viễn Đông của Nga.
Trong tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng gần 8,42 triệu tấn nguyên liệu thô từ Nga, tương đương khoảng 1,98 triệu thùng mỗi ngày. Vào tháng 4, con số này mới chỉ là 1,59 triệu thùng/ngày.
Khối lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng 5 chỉ tăng 9%, lên tới 7,82 triệu tấn hay 1,84 triệu thùng/ngày.
Nguyên nhân chính khiến nhập khẩu dầu từ Nga của Trung Quốc tăng mạnh là do thương hiệu Urals giảm giá mạnh so với giá dầu Brent chuẩn. Các công ty hàng hóa quốc doanh lớn nhất Sinopec và Zhenhua Oil mua nhiên liệu với mức chiết khấu sâu.
Giá trao đổi đối với nguyên liệu thô của Nga vào lúc 14h00 theo giờ Mátxcơva ngày 20.6 là hơn 91,35 USD/thùng, trong khi thương hiệu Brent được giao dịch trên các sàn giao dịch thế giới trong khu vực là 113 USD.
Tại sao dầu của Nga có lợi cho Châu Á?
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng trở thành nước hưởng lợi khác từ giá dầu rẻ của Nga.
Từ ngày 27.5 đến ngày 15.6, New Delhi đã nhập khẩu lượng than trị giá 331,17 triệu USD từ Nga, gấp sáu lần so với cùng kỳ năm trước đó. Khối lượng dầu mua của Nga kể từ cuối tháng 5 thậm chí còn tăng nhanh hơn - hơn 31 lần, lên 2,22 tỉ USD.
Ấn Độ mua một lượng lớn dầu của Nga để kích thích sản xuất tại các nhà máy lọc dầu của chính họ, sau đó chuyển hướng các sản phẩm dầu dưới dạng nhiên liệu diesel và dầu hỏa.
Vào đầu tháng 6, Ấn Độ bắt đầu bí mật kiếm tiền từ việc bán dầu của Nga, bao gồm cả cho các nước phương Tây, theo cái gọi là “kế hoạch của Latvia”. Vào tháng 4 .2022, Shell đã bị bắt quả tang về “mánh khóe” này, khi trộn dầu Urals của Nga với các nhãn hiệu khác nhau, sau đó bán lại chúng cho các nước thứ ba. Còn các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã bắt đầu giấu nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm từ dầu của Nga vào đầu mùa hè.
Bằng cách này, Ấn Độ đã tự bảo vệ mình một cách hiệu quả trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt thứ cấp. Đồng thời, bản thân Washington cũng không ác cảm với việc người khác kiếm thêm tiền bằng cách mua dầu rẻ của Nga với giá giảm, bất chấp lệnh cấm vận dầu mỏ của chính phủ. Mỹ vẫn tiếp tục tìm kẽ hở để tiếp nhận các tàu chở dầu hỗn hợp bằng cách nhập khẩu loại "dầu bị cấm".
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ, nguồn cung dầu từ Nga trong tháng 3 tăng gần gấp đôi so với tháng 2 - từ 2,325 triệu lên 4,218 triệu thùng. Nga đã tăng từ vị trí thứ chín lên vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Hoa Kỳ.
Do đó, không chỉ các nước Châu Á, mà cả phương Tây cũng được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu giá rẻ của Nga. Nguyên tắc "không có cá nhân cụ thể, chỉ có việc kinh doanh" vẫn thống trị thương mại hàng hóa toàn cầu.
Nga sẽ kiếm được bao nhiêu?
Ngay cả khi tính đến khoản chiết khấu lớn của thương hiệu Urals đối với Brent, ngân sách Nga sẽ có thể kiếm tiền tốt cho đến cuối năm 2022 đối với xuất khẩu dầu kỷ lục sang Châu Á. Nếu Mátxcơva duy trì khối lượng kỷ lục trong tháng 5 là 8-8,5 triệu tấn thì vào tháng 12, nước này sẽ nhận được thêm hàng tỉ USD vào kho bạc và có thể bù đắp cho việc giảm xuất khẩu sang các nước phương Tây.
Các biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu mỏ, sẽ không được dỡ bỏ trong tương lai gần. Do đó, kế hoạch bán dầu giá rẻ của Nga cho các nước Châu Á, với khả năng cao, sẽ tiếp tục đến hết năm 2022 và thậm chí ảnh hưởng đến nửa đầu năm 2023.
Chênh lệch lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc từ đầu năm đến nay lên tới xấp xỉ 3-3,5 triệu tấn. Nhờ đó, ngân sách liên bang của Nga sẽ có thể nhận được thêm 320-350 tỉ rúp, tương đương khoảng 8 tỉ USD vào cuối năm 2022. Lợi nhuận hàng tháng sẽ là 1,2 tỉ USD.
Giá tương đối thấp cho dầu Urals của Nga sẽ có thể bù đắp cho sự gia tăng xuất khẩu. Hơn nữa, trong tháng 5-6, Saudi Arabia đã không hoàn thành hạn ngạch cung cấp dầu cho Châu Á do nhu cầu ở Châu Âu tăng lên. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2022.
Đừng dại dột khi đăng tải ảnh check-in cùng chiếc vé máy bay lên mạng xã hội
Đừng đăng tải những tấm ảnh check-in cùng chiếc vé máy bay vì nó có thể sẽ khiến bạn gặp phải không ít phiền toái, rắc rối đấy!