Người đàп bà kɦốп kɦổ và пỗi sợ ɦãi ɫộɫ cùпg ɱỗi lầп coп gái "пổi điêп": "Cɦỉ biếɫ cắп răпg cɦịu đựпg"
Sinh con ra Hằng bị trầm cảm nặng. Mỗi lần "nổi điên" Hằng sẵn sàng cầm kéo cắt cả tóc con gái, khiến con bé hoảng sợ. Ôm cháu ngoại vào lòng, bà Thực bật khóc, sợ hãi tột cùng.
22:35 04/10/2021
Rơi nước mắt nhìn cảnh bà ngoại thay con gái chăm cháu
Hết giãn cách xã hội, bà con nhân dân ở (Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đang tất bật với công việc thu hoạch lúa hè thu. Con đường bê tông dẫn về nhà bà Nguyễn Thị Thực (62 tuổi) phủ đầy rơm rạ. Bên trong căn nhà hiu quạnh, trống rỗng, bà Thực ngồi bế đứa cháu ngoại được hơn một tuổi, người gầy nhom, ốm yếu. Thi thoảng bà Thực lại vén áo lên cho đứa cháu ngoại bú.
Bà Thực lý giải, từ ngày con gái út của bà phát điên phải đi bệnh viện Tâm thần chữa trị, đứa cháu ngoại ở nhà với bà. Kể từ đó nó nghĩ bà là mẹ đẻ, cứ vén áo bà rồi đòi bú. Bà Thực biết, việc cho cháu bú như thế chẳng có lợi ích gì, thậm chí còn mất vệ sinh nữa. Nhưng bà không biết phải làm sao khi mẹ nó không có nhà, đứa cháu suốt ngày quấy khóc.
Bà Nguyễn Thị Thực ôm đứa cháu ngoại hơn một tuổi, gầy còm ốm yếu (Ảnh: Trọng Trinh).
"Mọi người trong xóm cứ quen miệng gọi tôi là người đàn bà bất hạnh. Nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, tôi nghĩ họ nói cũng đúng. Chồng tôi chết, con trai cả cũng chết, vợ nó bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng con thứ 2 thì đang trong tù vì tội trộm cắp tài sản; đứa con gái út hôm rồi tôi phải nhờ hàng xóm giữ lại sau đó cho đi Bệnh viện Tâm thần để chữa bệnh thần kinh", bà Thực bật khóc.
Bà Thực cho biết, hiện giờ trong nhà chỉ có bà và đứa cháu ngoại sinh sống. Cháu ngoại bà Thực là bé Trần Minh Thư, được hơn một tuổi nhưng còi cọc, nặng chưa đầy 7kg. Từ ngày sinh ra đến giờ Minh Thư không nhận được sự chăm sóc của bố, thậm chí nhiều lúc còn bị mẹ dọa nạt mỗi lần lên cơn thần kinh.
Bé Trần Minh Thư, được hơn một tuổi nhưng còi cọc, nặng chưa đầy 7kg (Ảnh: Trọng Trinh).
"Tôi kể ra có thể chú không tin, nhưng đó là sự thật, mẹ nó nhiều lần có những hành động không bình thường, thậm chí còn cầm kéo cắt tóc của con bé. Sau những lần như vậy nó hoảng sợ, bây giờ chỉ cần nhìn thấy mẹ là sợ phát khóc, suốt ngày bám riết lấy tôi", bà Thực kể lại.
Chị Trần Thị Hằng (sinh năm 1990), con gái bà Thực đã 2 lần kết hôn nhưng tất cả đều đổ bể. Lần thứ 2 chị Hằng rời nhà chồng về sống với mẹ đẻ, lần này chị đang mang bầu. Bà Thực nghĩ thầm trong bụng, không hiểu sao cùng là phận người phụ nữ mà sao con gái bà lại gặp phải nhiều trắc trở đến vậy.
Chuyện gia đình bà Thực bắt đầu xấu dần đi khi con gái bà sinh con. Sau khi sinh, chị Hằng thường xuyên bị trầm cảm nặng do phải suy nghĩ, lo toan quá nhiều. Chị thường xuyên có những hành động không bình thường, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bà và đứa cháu ngoại.
Để đảm bảo tính mạng cho mình và đứa cháu ngoại, bà Thực cắn răng nhờ hàng xóm giữ con gái lại rồi đưa đi bệnh viện điều trị bệnh tâm thần (Ảnh: Trọng Trinh).
Con gái bà Thực thường xuyên đập phá nhà cửa, tìm dao kéo khua khoắng lung tung mỗi lần lên cơn. Mỗi lần như vậy bà chỉ biết bế lấy đứa cháu ngoại rồi bỏ đi nơi khác để đảm bảo an toàn. Ngắt cơn, chị Hằng trở lại người bình thường thì bà lại bế cháu về. Tối đến bà Thực ôm cháu ngủ, bà không dám để nó ngủ một mình với mẹ đề phòng bất chắc. Trong nhà, những vật dụng như dao kéo, đồ sắc nhọn đều được bà Thực mang gửi hàng xóm, lúc cần dùng lại sang lấy về.
Chỉ ngón tay lên nóc nhà bà Thực kể tiếp, có lần con gái bà lên cơn đã cầm búa trèo lên mái nhà đập phá, một phần mái nhà lợp bằng ngói fibro xi măng để chống thấm đều đã bị đập tan tành.
Một nửa mái nhà của bà Thực đã bị con gái đập phá lúc lên cơn (Ảnh: Trọng Trinh).
"Cắn răng" nhờ hàng xóm đưa con vào Bệnh viện Tâm thần
Bà Thực nhiều lần ôm cháu bật khóc, bất lực trước những hành động không bình thường của con gái. Để đảm bảo tính mạng cho mình và đứa cháu ngoại, bà Thực cắn răng nhờ hàng xóm giữ con gái lại rồi đưa đi bệnh viện điều trị bệnh tâm thần.
Bà Nguyễn Thị Tâm, hàng xóm sống cạnh nhà bà Thực khẳng định, hoàn cảnh của bà Thực thật sự rất đáng thương, nếu không phải là người mạnh mẽ thì bà Thực chắc chắn không thể đương đầu với những khó khăn mà mình đã và đang gặp phải.
"Nhiều lần tôi chứng kiến cảnh chị Hằng có những hành động không bình thường, tay cầm dao kéo, cắt quần cắt áo của chính mình rồi múa máy lung tung. Tôi phải gọi những người hàng xóm đến trợ giúp bà Thực. Thanh niên trong thôn thấy vậy nhưng cũng ngại không dám vào ngăn cản, ôm giữ vì chị Hằng là con gái. Từ ngày chị Hằng được đưa đi viện, đứa con gái nhìn có da có thịt hơn, nó không còn phải sợ hãi mỗi khi nhìn thấy mẹ", bà Tâm kể.
Nước đọng lại trên trần nhà, bà Thực không có tiền để lợp lại phần mái bị hư hỏng do con gái đập phá (Ảnh: Trọng Trinh).
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bà Thực một mình nuôi cháu nhỏ, nuôi con gái bị thần kinh. Mỗi lần nhìn thấy đứa cháu ngoại cứ gầy rộc, tong teo bà Thực không khỏi xót xa. Lâu nay người thân, hàng xóm thương tình nên cũng đùm bọc lấy 2 bà cháu, người cho sữa, người cho gạo để sống qua ngày.
"Chồng chết, con chết, giờ tôi không biết trông cậy vào ai, tiền mua sữa cho cháu, tiền chạy chữa cho con gái không biết lấy ở đâu. Tôi cũng không thể vay mượn vì những món nợ người nhà, hàng xóm từ trước còn chưa trả được. Tôi mong nhận được sự quan tâm chia sẻ của mọi người để tôi chữa bệnh cho con, nuôi cháu khôn lớn như những đứa trẻ khác", bà Thực mong muốn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm xác nhận, bà Nguyễn Thị Thực có hộ khẩu thường trú tại địa phương, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính quyền địa phương cũng đã có những hỗ trợ, giúp đỡ phần nào đến gia đình bà Thực. Ông Quang mong muốn các nhà hảo tâm chia sẻ với hoàn cảnh của bà Thực để gia đình sớm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Bố ɱẹ bỏ rơi, bé ɫrɑi 13 ɫuổi đi пɦặɫ củi dừɑ, báп vé số пuôi bà пội ɱù lòɑ: "Coп ước được ăп пo, kɦôпg ρɦải пɦịп đói пữɑ"
Quệt những giọt nước mắt lăn dài trên gò má, bà Khôi hướng đôi mắt lờ mờ của mình về phía sau bếp, nơi đứa cháu nội loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều. 13 tuổi, Thái Duy Trường đã trở thành trụ cột chính của gia đình, một mình chăm bà nội già yếu mà chẳng có bố mẹ cạnh bên.