Người ɱẹ ôɱ coп kɦóc lặпg lẽ, пuốɫ ɫrọп bɑo cɑy đắпg vào lòпg bởi căп bệпɦ quái ác: "Coп ɱuốп được ɦiếп ɫạпg ɫrước kɦi cɦếɫ, ɱẹ ơi.."
Nhâm lả đi, lịm dần trong vòng tay mẹ, nhưng vẫn cố thều thào: “Mẹ ơi, con muốn được hiến tạng. Con muốn một phần cơ thể của con có thể cứu sống được người khác”.
22:35 19/08/2021
Câu nói của Nhâm (tên thường gọi là Nhung) khiến mọi người nghẹn lại.
Nhâm muốn được hiến tạng trước khi qua đời.
Lá đơn cầu cứu khẩn cấp với những nét chữ nguệch ngoạc muốn được hiến tạng của em đã thôi thúc chúng tôi lên đường về đội 8, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định giữa cái nắng nóng như đổ lửa. Trong một gian buồng chật hẹp, em không còn đủ sức lực, nằm buông thõng, đôi mắt mệt mỏi rã rời.
Trong căn buồng chật hẹp, Nhâm đang lả đi vì mệt bởi chứng hậu sản sau sinh.
Em không thể đi lại được nữa nên mọi sinh hoạt mẹ phải giúp.
Vừa bón cho con được thìa cháo, bà Phạm Thị Hạnh (mẹ của Nhâm) vừa sụt sùi khóc: “Tôi có nằm mơ cũng không bao giờ tin con gái mình lại có ngày ra nông nỗi này. Thời con gái nó khỏe mạnh, xinh lắm, rồi nó lấy chồng, sinh con xong là mệt, lả đi, không làm được gì cả. Đi bệnh viện khám thì bác sĩ bảo con bị hậu sản. Thấm thoắt cũng vài năm rồi, con cứ yếu dần đi như thế kia, giờ thì không đi lại được nữa”.
Nói rồi bà im lặng, bao tủi nhục, đớn đau lại kéo đến bởi bà nhớ lại ngày con gái từ nhà chồng về. Con yếu, cháu thì nhỏ dại, vợ chồng cũng tan vỡ đường ai nấy đi… Bà ôm con khóc lặng lẽ, nuốt trọn bao cay đắng vào lòng. Hình ảnh con mặc váy cưới xinh như nàng công chúa trong ngày cưới vẫn treo trên tường khiến bà càng đau xót.
Bà Hạnh xót xa nghĩ đến ngày còn con gái, Nhâm xinh đẹp và nhiều người theo đuổi.
“Mẹ đừng khóc nữa. Con đau lòng lắm”. Nhâm khẽ trở mình, cố lấy chút sức lực yếu ớt để an ủi mẹ.
Rồi em ngước lên nhìn chúng tôi, ngượng ngùng, khe khẽ nói: “Em sống thế này làm khổ mọi người quá. Anh chị giúp em, chỉ cho em thủ tục làm đơn hiến tạng để em được giúp đỡ cho ai đó”.
Nói đến đây, nước mắt Nhâm lại trào ra, lòng chúng tôi cũng thắt lại. Cái cảm giác nghèn nghẹn ở cổ họng, nói không nên lời khi chứng kiến em đang kiệt quệ từng ngày. Em chẳng còn ai để bấu víu bởi bố mẹ cũng đã cạn kiệt rồi...
Nhâm giờ yếu ớt, kiệt quệ với mong muốn được làm đơn hiến tạng.
Ngồi kế bên cạnh, ngắm nhìn em lâu hơn, tôi hiểu phần nào sự nơm nớp của Bà Hạnh bởi chỉ được mấy phút, cả cơ thể Nhâm lại giật lên khiến em đau đớn. Xót con, bà Hạnh lại vội vã ngồi nắn bóp tay chân, miệng liên tục dỗ dành: “Có mẹ ở đây với con rồi”.
Không thể đi lại được nữa, mọi sinh hoạt của Nhâm giờ một tay mẹ chăm sóc. Chứng kiến cảnh người mẹ già cuống quýt, khó khăn khi đỡ và cõng con đi, ai cũng giật thót mình bởi chỉ cần sơ sẩy nhẹ là cả hai mẹ con sẽ ngã vật xuống nền nhà. Chân tay khẳng khiu như cành củi khô, bà Hạnh kể dù ôm đỡ con đấy nhưng phải hết sức nhẹ nhàng vì sợ con gãy tay, gãy chân lúc nào không hay.
Biết bản thân mình giờ bệnh tật, ốm đau không giúp được gì cho mẹ, nên Nhâm chỉ có một nguyện vọng tha thiết được làm đơn hiến tạng để nếu không còn nữa thì em vẫn có thể giúp được cho ai đó bằng chính những bộ phận trên cơ thể của mình. Lắng nghe tâm nguyện của con, bà Hạnh lặng người, nước mắt cứ thế trào ra giàn giụa.
Không còn nơi nào bấu víu, bà Hạnh cầu cứu bạn đọc Báo Lao Động.
“Xin con đừng nghĩ đến cái chết được không con? Con sống thì mẹ mới sống được mà”. Giọng bà Hạnh nghẹn đặc, run rẩy, khẽ ôm lấy con vào lòng. Bà hoàn toàn bất lực bởi chẳng thể nào lo nổi tiền thuốc hàng tháng cho con, nhưng lại không chấp nhận nhìn con chết dần chết mòn như hiện tại. Hết cách rồi, theo nguyện vọng của con, bà cầu cứu đến Báo Lao Động để mong một tia hy vọng sống dù chỉ nhỏ nhoi.
Cô gái ɫɦấɫ пgɦiệρ 2 ɫɦáпg đi пɦậп đồ ɫừ ɫɦiệп bị giựɫ lại, 'Họ пgɦĩ eɱ giàu, пɦục lắɱ, пɦưпg bước đườпg cùпg rồi...'
Cảm thấy tổn thương lòng tự trọng khi bị đuổi khéo, nhưng vì miếng ăn, cô gái vẫn 'lì giữ lấy' phần đồ từ thiện của mình.