Người Nhật “kỹ” đến mức từng thay đổi cờ quốc gia vì hình tròn bị lệch trung tâm 1%

Thiết kế quốc kỳ Nhật Bản khá đơn giản và dễ nhớ. Đó là một hình tròn ở giữa trung tâm. Thế nhưng bên cạnh lịch sử phức tạp, Hinomaru (tên lá cờ Nhật) cũng là biểu tượng của sự chu đáo và tỉ mỉ của người Nhật.

07:00 11/07/2018

Tại sao lại như vậy?

Bạn có nhận ra sự khác nhau trong thiết kế lá cờ trước và sau năm 1999?

Cái gì khác vậy? Màu sắc hình tròn ư?

Nhiều hơn bạn nghĩ đấy, không chỉ thay đổi sắc đỏ mà vị trí của hình tròn cũng được thay đổi, lệch lên trên so với trung tâm 1%.

Cờ Nhật được biết đến phổ biến gắn liền với hình ảnh tàu buôn vào năm 1870, nhưng thực ra đã xuất hiện từ trước đó rất lâu rồi

Lý do hình dáng đĩa tròn xuất hiện trên cờ Nhật ngày nay vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên nhiều giả thiết cho rằng nó bắt đầu từ thế kỷ 12, xuất phát từ hình tròn trên quạt của các Samurai gọi là Gunsen.

Từ năm 1870 đến 1999, cờ được thiết kế theo tỷ lệ 7:10 (7 đơn vị rộng ứng với 10 đơn vị dài). Đúng ra hình tròn phải nằm ở trung tâm, nhưng thật ra hình tròn khi ấy bị lệch với vị trí trung tâm 1%, gần với mép bên dưới.

Vào năm 1999, Chính phủ đã ban hành đạo luật quốc gia, công nhận cả hai lá cờ và định ra Quốc ca vào ngày 9 tháng 8 năm đó. Kỳ lạ thay, trước ngày này, nước Nhật gần như không có Quốc kỳ cũng như Quốc ca chính thức dù vẫn được công nhận là một quốc gia độc lập.

Trong luật, lá cờ được thiết kế lại theo tỷ lệ 2:3 (2 đơn vị rộng ứng với 3 đơn vị dài), và hình tròn được dịch chuyển 1% về chính xác vị trí trung tâm. Tuy nhiên về sắc đỏ của hình tròn trên cờ vẫn không có quy định cụ thể.

Dưới đây là 2 lá cờ được đặt gần sát nhau. Sau khi đọc qua diễn giải, bạn đã nhận ra sự khác biệt chưa?

Ảnh dopl3r.com

Có rất nhiều giả thiết xoay quanh việc dịch chuyển hình tròn 1% về trung tâm này (thu thập trên Reddit)

Ảnh Reddit

  • Lá cờ Nhật Bản bị tước đi quyền được công nhận từ sau năm 1945, và được khẳng định một lần nữa trong lần thay đổi luật năm 1999 này. Thông qua luật mới là một vấn đề chính trị quan trọng. Điểm mấu chốt không phải là thay đổi lá cờ mà là nhấn mạnh về bộ luật. Do đó họ đưa ra một sự thay đổi khó có thể nhận ra trong thiết kế lá cờ để bộ luật mới mang tính pháp lý cao hơn.
  • Tôi thì cho rằng việc đặt hình tròn chính xác ở trung tâm sẽ thuận tiện hơn cho việc sản xuất. Người Nhật lúc nào chả muốn cuộc sống tiện lợi tuyệt đối.
  • Tôi thì thấy chả có gì khó hiểu về việc đưa nó về trung tâm, nhưng câu hỏi của tôi là tại sao trước kia nó lại bị lệch?
  • Có lẽ vì khi cờ bay trong gió, phần viền bay nhanh hơn do đó nếu để lệch đi thì lúc di chuyển trông hình tròn vẫn ở trung tâm.

Có rất nhiều thông tin và giả thiết thú vị xoay quanh sự kiện dịch chuyển 1% hình tròn trung tâm này. Riêng bản thân người viết thấy việc nhận ra sự lệch này đã là một kỳ tích rồi !

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Đừng thần tượng hóa, người Nhật cũng có khối tật xấu và lối cư xử bất lịch sự

Đừng thần tượng hóa, người Nhật cũng có khối tật xấu và lối cư xử bất lịch sự

Nhiều người thường thần tượng người Nhật bởi văn hóa và lối sống của họ. Thế nhưng có rất nhiều hành động của người Nhật gây khó hiểu cho những người không phải là cư dân nước họ. 

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất