Người Nhật đã trở nên giàu có chỉ bằng một quyển sổ như thế nào?
Ai trong chúng ta cũng ôm mộng giàu sang, có thật nhiều tiền để làm điều mình thích. Thế nhưng nếu chỉ nghĩ thôi mà không hành động, ước mơ sẽ mãi chỉ là mơ ước.
17:29 14/01/2018
Thế nhưng hành động như thế nào mới được đây?
Nếu bạn hỏi người Nhật, câu trả lời của họ sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
“Hãy mang theo một quyển sổ”
Tất nhiên chỉ nhiêu đó thôi sẽ không thể thay đổi được sự nghèo khó của bạn rồi, vì vậy bạn phải tuân thủ thật nghiêm ngặt những điều luật sau.
Những ai đang muốn đổi đời nào? Hãy ghi nhớ cho thật kỹ nhé
Ảnh コクヨ
Chỉ cần dùng 1 quyển sổ
Ảnh Kosmoceras.com
Tùy thuộc vào thói quen, sở thích, có người sử dụng nhiều sổ cho những mục đích khác nhau từ chuyện riêng tư cho đến công việc. Điều này là hoàn toàn vô ích.
Từ ước mơ, mục tiêu hiện tại, ý tưởng, ghi chú cho công việc, thậm chí nhật ký riêng tư,… hãy tóm tắt tất cả trong 1 quyển duy nhất thôi nhé.
Nếu chỉ có một quyển sổ giành cho công việc, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi khi phải dùng đến nó. Đôi khi các ý tưởng cho công việc của bạn đến từ thời gian thư giãn nghỉ ngơi.
Tương tự, lúc viết nhật ký cá nhân, hay lên kế hoạch ước mơ ý tưởng, nếu có những ghi chú công việc ở đó, bạn sẽ nhắc nhở bản thân vạch ra chiến lược hoàn hảo, không chệch đi với những gì bạn đang làm.
Vì thế đừng bao giờ quên đem 1 quyển sổ theo mình để viết tất cả mọi thứ vào đó. Bạn sẽ chẳng thể biết được khi nào ý tưởng mới đến với mình. Thế nhưng lúc nó đến mà chẳng có gì để viết lại sẽ quên béng đi mất.
Đây chính là chìa khóa thành công từ những việc rất cơ bản mà bạn không bao giờ ngờ tới.
Dùng sổ như thế nào cho hợp lý
Ảnh フムフムハック
Trang đầu tiên của quyển sổ, hãy viết về giấc mơ, mục tiêu của mình. Đây là trang mà khi mở sổ sẽ ngay lập tức nhìn thấy được phải không? Nếu như bạn không ghi nhớ và lúc nào cũng ý thức về hai điều này, bạn sẽ lập tức quên và chẳng có gì trở thành sự thật cả.
4 trang tiếp theo, hãy sử dụng để viết TO DO LIST (danh sách những việc cần làm).
Ảnh Sản Xuất Sổ Tay
Những việc cần làm này phục vụ cho cả ước mơ và công việc hiện tại của bạn. Nên viết cả lưu ý và Deadline cho mỗi nhiệm vụ nhé.
Sắp xếp những việc sắp đến hạn phải làm và có tính quan trọng cao vào danh sách ưu tiên, làm xong cái nào thì xóa cái đó đi.
Có cái này rồi, ngày nào cũng có thể nhớ được những việc phải làm, chẳng còn tâm trí làm những thứ dư thừa nữa, như vậy bạn sẽ không xao lãng và làm tốt công việc.
Đúng vậy, rất nhiều người lúc nào cũng than bận, thật ra họ không bận như họ nghĩ đâu, chẳng qua họ đang bị đánh lừa bởi những thứ linh tinh, không quan trọng.
Điều khiến một người được đánh giá cao không phải khối lượng công việc người đó đang làm mà là cách sắp xếp công việc sao cho logic nhất.
Cách ghi chép hiệu quả
Bám sát 4 câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Làm gì? Với ai?
Ảnh ゼクシィ
Lúc viết ghi chú này là lúc nào, bạn đang ở với ai, đang nói về vấn đề gì? Những thứ vặt vãnh này tưởng như không cần thiết lại vô cùng quan trọng. Vì khi các trang sổ rối tung cả lên, ít nhất bạn còn biết bám vào gì đó để tìm lại thông tin.
Rất nhiều doanh nhân đã thành đạt bằng cách này đấy.
Làm lề sổ
Dù viết cả ý tưởng và ghi chú trong cùng một trang, bạn cũng nhớ tách chúng ra bằng khoảng trắng nhé.
Ảnh 会社やめたろー
Làm lề sổ giúp cho việc xem lại và hiểu ý những gì bạn đã viết được dễ dàng hơn. Nếu không đủ chỗ trống để viết, bạn sẽ chỉ viết qua loa và khi xem lại khó hình dung được toàn bộ những gì mình đã nghĩ ra lúc đó.
Nên ghi chú cả những cuộc thảo luận bên ngoài ý tưởng chính vào lề.
Ví dụ, lúc bạn đang thảo luận ý tưởng nào đó với sếp, liên quan đến anh B, bạn nên viết cả những ý kiến của anh B vào. Lần sau, khi xem lại, bạn có thể hình dung ra ý tưởng này có đề cập đến anh B như thế nào, anh B đã đóng góp ra sao,…
Nếu làm được như vậy, mọi người sẽ đánh giá cao sự tỉ mỉ của bạn đấy.
Đánh dấu keyword và sử dụng ký hiệu
Ảnh 営業職の道しるべ
Bạn nên sử dụng bút highlight để đánh dấu những từ quan trọng, điều này giúp bạn không phải ghi nhớ quá nhiều.
Không cần thiết phải tóm tắt tất cả đâu, chỉ cần đánh dấu những thứ quan trọng như nguyên nhân, kết quả, việc nên làm là được.
Ví dụ, đây là một cách đánh dấu khoa học
Không bán được nhiều hàng —> Số lượng khách hàng ít —> Phải để mọi người biết đến thương hiệu nhiều hơn —> Hãy thực hiện chiến dịch tặng quà để tăng số lượng sản phẩm bán ra.
Giống như một dòng chảy mà vế trước sẽ dẫn tới vế sau.
Mục đích của chiến dịch tặng quà là gì, đó là để mọi người biết đến thương hiệu nhiều hơn, khi đó lượng khách mua hàng sẽ nhiều hơn, dẫn đến hàng bán ra nhiều hơn.
Bạn có thể truy ngược lên như vậy.
Giả sử như chiến dịch tặng quà không thành công, bạn cũng có thể tìm hiểu xem mình đã sai ở bước nào.
Tầm quan trọng của câu hỏi Vì sao? và Cái gì?
Ảnh コクヨ株式会社 ファニチャー事業本部
Điều quan trọng nhất trong việc sử dụng sổ là sắp xếp suy nghĩ của chính mình.
Luôn luôn đặt câu hỏi Vì sao?
Ví dụ tại sao khách hàng không tới? Tại sao không bán được hàng?
Và Cái gì? Đây chính là hành động của bạn.
Nếu chú ý các đặc điểm này khi ghi chú, bạn sẽ ngay lập tức biết phải làm gì thôi.
Dùng nhiều màu sắc khác nhau
Ảnh アドラク!
Nếu chỉ ghi chú bằng màu đen sẽ vô ích. Hãy sử dụng cả những màu xanh, đỏ, tím, vàng khác nữa nhé.
Não người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh trước thông tin, do đó nếu bạn chủ động phân loại thông tin bằng màu sắc ngay từ đầu, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Luôn luôn xem đi xem lại
Đừng chỉ viết rồi bỏ xó bạn nhé !
Ngạn ngữ tiếng Anh có câu “Practice makes perfect”, chẳng ai giỏi từ đầu, nhưng nếu bỏ công luyện tập bạn sẽ ngày càng tiến bộ.
Học ghi chú cũng vậy, lúc đầu có thể lộn xộn, nhưng càng về sau sẽ càng gọn gàng và đúng trọng tâm hơn.
Đừng viện cớ là bận quá mà không có thời gian làm những việc này nhé ! Dù bận mấy bạn cũng có thời gian để ăn và ngủ cơ mà.
Chỉ 5 phút để đọc lại sổ của bạn thôi mà, bạn cũng có thể vừa làm điều đó vừa uống cà phê.
Hơn nữa, nếu làm việc hiệu quả, bạn sẽ chẳng thấy bản thân bận bịu nữa đâu.
Có bạn nào đang định mua ngay và lập 1 quyển sổ sau khi đọc bài này không?
Nguồn: Japo.vn
Câu chuyện thú vị lột tả sự im lặng vốn có của người Nhật
“Không làm phiền” chính là nguyên tắc sống bấy lâu nay của người Nhật. Kể từ khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, người Nhật vẫn giữ nguyên tắc này đến ngày nay.