Người Nhật và chuyện tiền nong: Họ có thật sự keo kiệt?

Nhật Bản nổi tiếng là dân tộc tiết kiệm nhất nhì thế giới. Sự tiết kiệm đó không những đến từ tài nguyên thiên nhiên mà còn cả tiền bạc.

13:56 15/09/2017

Đến Nhật, bạn mới thấy cách họ nâng niu và sử dụng đồng tiền kỹ càng như thế nào?

Thế nhưng, nhiều người lại không thích cách người Nhật khó tính và khắt khe với tiền bạc như vậy.

Hãy cùng Japo tìm hiểu 4 tính cách “xài” tiền của người Nhật đón xem, cuối cùng người Nhật keo kiêth hay tiết kiệm nhé.

1.Tiền rách làm đôi vẫn dùng được

Bạn đã bao giờ vô tình làm rách tiền hay nhận nhầm tiền rách ở Nhật chưa?

Những lúc như vậy, đừng hoang mang.

Ngân hàng nhà nước Nhật Bản đã quy định rõ các quy định đổi tiền.

Hãy chạy thẳng ra ngân hàng gần nhất để đổi lấy tiền mới nếu tờ tiền của bạn còn hơn 2/3 nhé. Không cần giấy tờ và thủ tục chỉ mất 5 phút thôi.

Thế nhưng, nếu tiền của bạn rách đến hơn 2/3 thì rắc rối hơn và mất nhiều công sức một chút.

Nếu tiền của bạn bị rách như trường hợp màu hồng thì chia buồn với bạn, vì nó đã không còn giá trị nữa rồi.

Ngoài ra, lúc đổi tiền ở ngân hàng, các bạn nhớ mang theo đủ các phần rách. Và nếu được thì dán lại cho gọn. Nhớ là phải đúng với mệnh giá từng tờ nhé.

2.Không có chuyện chê tiền nhỏ, mắng khách vì tiền quá to

Bạn đã bao giờ mua đồ hoặc đi xe buýt buổi sáng mà quên mang tiền lẻ chưa?

Nếu ở Việt Nam, có thể bạn sẽ bị mắng “te tua” vì khiến người bán mới sáng ra mà đã cho ra nhiều tiền. Họ tin như vậy là điều không may…

Còn ở Nhật, không bao giờ có chuyện cửa hàng thiếu tiền lẻ đổi cho khách, hoặc dùng tiền lẻ để đổi lấy viên kẹo đâu.

Đối với người Nhật, bất cứ đồng tiền nào cũng có giá trị của nó dù mệnh giá lớn hay nhỏ. 1 Yên cũng là tiền, mà 1 Man cũng là tiền.Vì thế chỉ cần thiếu 1 Yên, bạn có thể không mua được món hàng mình muốn đâu.

3.Ví tiền

Người Nhật rất trân trọng lao động và hành quả lao động. Vì thế, ngay từ nhỏ, người Nhật đã giáo dục con cách tiêu tiền sao cho đừng phí phạm. Trước khi mua món đồ gì cũng phải suy nghĩ rằng nó có cần thiết hay không. Và dù là tiền tiêu vặt cũng phải là do con làm việc vặt mà có, như vậy con mới biết giá trị của sức lao động và đồng tiền.

Cũng từ đó, trong người Nhật hình thành thói quen sắp xếp ví tiền cẩn thận. Ngay cả nam giới Nhật chuộng kiểu ví dài hơn là ví gập. Vì ví dài giữ cho tờ tiền được thẳng thớm, tinh tươm. Ngoài ra họ còn sắp xếp tiền theo một chiều như thế này.

Vì kiểu ví dài này mà bạn sẽ bắt gặp kiểu nhét ví vào sau túi quần rất nhiều ở nam giới Nhật Bản. Ở Việt Nam thì có vẻ hơi nguy hiểm nhỉ?

Ngoài ra, nếu kỹ tính, nhiều người Nhật sẽ mang theo ví đựng tiền xu riêng để dễ phân loại.

4. Cách trả tiền 

Nếu đã từng làm công việc tính tiền ở quán ăn hay siêu thị Nhật, có lẽ một số bạn sẽ biết thói quen đưa tiền của người Nhật.

Vì người Nhật không thích mang quá nhiều tiền xu. Hầu như, nếu có thể họ sẽ tránh được thối các đồng lẻ như 1 Yên, 5 Yên hay 10 Yên. Vì xu càng nhiều thì túi họ càng nặng mà.

Vì vậy, với hoá đơn 630 Yên, người Nhật thường sẽ đưa bạn 1130 Yên để nhận được 500 Yên tiền thối.

Tương tự, với các hoá đơn lẻ khác cũng vậy…

Và trình tự đưa tiền của họ không phải tất cả đều giống nhau, nhưng bình thường sẽ từ tiền giấy rồi mới đến tiền xu.

Khi bạn đưa tiền thối có nhiều tờ 1000 Yên cho khách cũng phải đếm to cho họ. Đó là nguyên tắc.

Nếu bạn nào có ý định làm công việc thu ngân ở Nhật thì nhớ chú ý những điều này để thối tiền nhanh cho khách nhé. Vì người Nhật bận rộn và kỹ tính trong chuyện tiền bạc lắm.

Các bạn thấy sao về 4 cách người Nhật “đối xử” với tiền bạc trên đây?

Có nhiều điều chúng ta cần học hỏi đấy chứ, nhưng cũng có một số điều không cần phải tiếp thu đâu. Giống như văn hoá Warikan – văn hoá chia tiền của người Nhật này.

Các bạn nam chúng ta cứ Gentlemen như vậy là nữ giới Việt Nam vui rồi!

Vậy cuối cùng theo bạn, người Nhật tiết kiệm hay keo kiệt?

Chee/Japo.vn 

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất