Người ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ cɦờ cɦếɫ: 'Bác sĩ bảo ɦếɫ cácɦ rồi, giờ vào пɦà пɦìп ɫɦươпg lắɱ'

Cɦồпg bị ɫɑi biếп пằɱ ɱộɫ cɦỗ, giɑ đìпɦ có 3 пgười coп ɫrɑi ɫɦì ɱộɫ пgười ɱấɫ, пgười coп ɫrɑi úɫ cũпg ɱắc bệпɦ пằɱ liệɫ ɱộɫ cɦỗ. Người ρɦụ пữ đɑu đớп пɦìп cɦồпg, coп bệпɦ ɫậɫ cɦờ...cɦếɫ.

22:48 26/12/2021

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Lê Trạc Thà (SN 1962) và bà Cù Thị Xuyên (SN 1963, thôn Ngọc Đà, xa Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). Hầu như người dân ở địa phương nơi đây không mấy người là không biết đến hoàn cảnh tréo ngoe, đẫm nước mắt của gia đình bà Xuyên, ông Thà. Người ta nói “đã nghèo còn vướng cái eo”, có lẽ là chỉ những trường hợp như của ông bà vậy.

Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 1Ông Lê Trạc Thà bị suy tim và bị tai biến nằm liệt một chỗ.

Trong căn nhà cấp bốn chật hẹp, trên hai chiếc giường đặt hai bên góc nhà là hình ảnh của ông Thà cũng như cậu con trai út Lê Trạc Thông (SN 2000) nằm co qoắp một chỗ, thân hình chỉ còn da bọc xương.

Vợ chồng bà Xuyên có 3 người con trai, trong đó, con trai đầu là anh Lê Trạc Thao đã lập gia đình ra ở riêng. Người con trai thứ 2 đã mất sớm và cậu con trai út là Lê Trạc Thông (SN 2000).

Vừa rót nước mời khách, bà Xuyên kể: “Năm 2010, ông ấy được phát hiện bị suy tim độ 2, rồi đến tháng 5/2019 lại bị tai biến, gia đình đã đưa đi viện nhưng bác sĩ cũng bảo hết cách rồi, giờ chỉ nằm một chỗ như vậy thôi”.

Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 2Từ năm 14 tuổi, Thông bị mắc bệnh và giờ đây cũng chỉ nằm liệt một chỗ như bố mình.

Nói đoạn, bà ngoảnh mặt sang chiếc giường bên cạnh nghẹn ngào: “Còn đây là con út của tôi, khi sinh ra, cháu nó cũng bình thường, nhưng đến năm 14 tuổi, đang học lớp 9 thì cháu bị run chân tay, gia đình đưa đi khám thì phát hiện bị liệt não. Chân tay cháu cứ ngày một yếu đi rồi liệt hẳn. Từ năm 2018 đến giờ, cháu cũng chỉ nằm liệt một chỗ”.

Vừa nói chưa hết câu chuyện, cậu con trai nằm trên giường cứ ú ớ, bà Xuyên vội chạy lại để thay túi vệ sinh cho con. Thay xong cho con, bà lại chạy sang đầu giường bên cạnh để vệ sinh cho chồng.

Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 3Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 4Mọi sinh hoạt của chồng và con đều một tay bà Xuyên lo.

“Hai bên là hai bố con nằm liệt giường nên suốt ngày hết lo cho chồng, lại đến lo cho con. Chứng kiến chồng, con đau đớn nằm đó, nhưng chẳng biết làm gì chú à”. Vừa nói, bà Xuyên vừa đưa tay gạt những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt.

Trước đây, ngoài làm ruộng, bà Xuyên còn làm thêm nghề bánh tráng để bán kiếm đồng ra, đồng vào, lo cho gia đình cũng tạm đủ. Nhưng từ khi chồng con bị bệnh nằm xuống, bà phải chăm sóc chồng, con, không có thời gian làm công việc gì khác để kiếm sống cho gia đình.

Đã nhiều năm nay, cuộc sống gia đình bà Xuyên chỉ trông vào số tiền trợ cấp người tàn tật của hai bố con. Nhìn chồng con ngày càng teo tóp, nhưng bà cũng chẳng còn cách nào khác. Đã 5, 6 năm nay, gia đình cũng đã vay mượn, chạy chữa cho Thông nhưng kết quả vẫn không có tiến triển gì. Hàng xóm, bà con, anh em họ hàng cũng giúp đỡ nhiều rồi.

Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 5Bà Xuyên đau đớn khi chồng con nằm liệt một chỗ mà bà chẳng thể làm gì được.

“Cũng chẳng còn cách nào nữa chú à, giờ gia đình lo được ngày nào hay ngày đó thôi. Tất cả sinh hoạt của hai bố con đều tại giường cả”, bà Xuyên chia sẻ.

Năm nay đã gần 60 tuổi, nhưng nhiều đêm, một mình bà Xuyên thức trắng vì chồng, con. Có những đêm chồng lên cơn đau tim khó thở, còn con thì lên cơn co giật, người rúm lại.

Ngày trước, gia đình cũng từng có nguyện vọng thay van tim cho ông Thà, nhưng vì không có điều kiện nên đành để ông sống chung với bệnh tật. Còn Thông phải thường xuyên dùng thuốc, mỗi tháng cũng hết hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 năm nay, vì điều kiện gia đình không có tiền mua thuốc, bà Xuyên đành nghẹn ngào nhìn con chịu đựng với cơn đau bệnh tật.

“Hàng ngày quanh ra, quẩn vào chỉ có lo cho hai bố con là hết giờ rồi, không còn thời gian để đi làm việc khác kiếm tiền. Đến cái ăn hàng ngày còn khó khăn, mà thuốc của cháu toàn phải mua thuốc ngoại nên cũng đành chịu thôi”, bà Xuyên nghẹn ngào.

Tɦươпg пgười ρɦụ пữ bấɫ lực пɦìп cɦồпg, coп пằɱ liệɫ giườпg cɦờ cɦếɫ - ảnh 6Hàng ngày, hết chăm chồng rồi đến con nên bà Xuyên không thể làm được việc gì khác.

Ông Lê Sỹ Ngôn, vừa là hàng xóm và cũng là họ hàng của gia đình bà Xuyên chia sẻ: “Gia đình nhà cô chú ấy khổ nhất cái huyện ni, khổ nhất của những người khổ. Ruộng nương không có, ở nhà phục vụ sinh hoạt hết chồng, đến con. Đêm chồng la một bên, còn bên kia thì con. Giờ chỉ sống vì thuốc, chúng tôi bà con, anh em và chính quyền địa phương cũng đã giúp đỡ nhiều rồi, nhưng cũng chỉ có hạn”.

Còn ông Lê Sỹ Tại, Trưởng thôn Ngọc Đà, xã Thọ Dân cho biết: “Nhà thì được ba người con, anh đầu có gia đình ra ở riêng, cháu thứ 2 bị mất lúc còn nhỏ, còn cháu Thông giờ cũng bị bệnh nằm một chỗ. Hoàn cảnh gia đình bà Xuyên rất vất vả.

Trước đây, vợ chồng cũng làm ăn được, nhưng sau thời gian chồng, con lâm bệnh, giờ vào nhà nhìn thương lắm. Gia đình không có nguồn gì thu nhập, bà con hàng xóm thăm hỏi cũng chỉ có mức độ. Qua đây, mong báo Dân trí quan tâm, giúp đỡ cho công dân của địa phương”.

Tags:
Đɑu пɦói lòпg cảпɦ cậu ɦọc ɫrò ɦɑi lầп lỗi ɦẹп với kì ɫɦi ɫốɫ пgɦiệρ THPT: 'Căп bệпɦ uпg ɫɦư làɱ eɱ đɑu đớп lắɱ..'

Đɑu пɦói lòпg cảпɦ cậu ɦọc ɫrò ɦɑi lầп lỗi ɦẹп với kì ɫɦi ɫốɫ пgɦiệρ THPT: 'Căп bệпɦ uпg ɫɦư làɱ eɱ đɑu đớп lắɱ..'

Troпg lúc bạп bè đɑпg пgồi ɫroпg ρɦòпg ɫɦi ɫốɫ пgɦiệρ THPT, Nɦậɫ ρɦải пằɱ ɫrêп giườпg bệпɦ cɦịᴜ đɑᴜ đớп vì căп bệпɦ uпg ɫɦư ɱáᴜ quái ác. Đếп giờ eɱ cɦỉ ɱơ ước ɱìпɦ được cầɱ ɫấɱ bằпg THPT ɫrêп ɫɑy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất