Người sáng tạo không bao giờ lo nghèo: 10 đặc tính của người có óc sáng tạo
Từ cổ chí kim, nhờ những phát minh, sáng tạo vĩ đại mà con người mới được sống trong sự phát triển vượt bậc như thời đại này. Cho đến nay, sáng tạo vẫn giữ một vai trò quan trọng và là một kỹ năng cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực như nghệ thuật, kinh doanh, quảng cáo…
16:21 18/03/2021
Nghiên cứu chỉ ra rằng tính sáng tạo là một "nồi súp thập cẩm" gồm các đặc điểm, hành vi, ảnh hưởng văn hóa và xã hội cũng như kinh nghiệm sống. Trong cuốn sách Kích hoạt các "nguyên tố sáng tạo" để thành công trong kinh doanh, tác giả Claire Bridges đã chia sẻ nội dung về sức mạnh của sáng tạo và cách khai phóng chúng trong công việc. Theo đó, Claire Bridges đề cập đến 10 "từ khóa" quan trọng của người có óc sáng tạo – cũng là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến cách tiếp cận sự sáng tạo của mỗi người.
Từ khóa 1: Openness (Sự cởi mở)
Có nhiều người bị giới hạn tư duy khi ngay từ ban đầu đã có những nhận định không đúng về bản thân: "Mình không giỏi", "Mình không thể làm được điều này". Chính những tư tưởng này đã "bóp chết" sự sáng tạo trong con người bạn.
Thomas Edison đã từng là một đứa trẻ luôn bị "đội sổ" trong lớp nhưng bù lại, ông là một người thích tìm tòi, đặt ra nhiều câu hỏi với thế giới xung quanh. Edison không "khư khư" giữ quan điểm giới hạn tư duy cho bản thân mà luôn cố gắng đi tìm cách giải mã cho những câu hỏi của mình, chính vì thế mà ông đã trở thành thiên tài thế kỷ với những phát minh giàu ý tưởng.
Có thể bạn không biết, nhưng chính sự cởi mở là nền tảng hình thành nên sự sáng tạo trong mỗi người. Bởi vì cởi mở nghĩa là tiếp thu những trải nghiệm mới, con người, cách làm điều gì đó, ý tưởng, văn hóa và các khả năng vẫn chưa tồn tại. Ngay bản thân từ "cởi mở" đã bao gồm tính hiếu kỳ, có tài sáng chế, đa dạng, mạo hiểm, độc lập và sẵn sàng thử những điều mới.
Theo lý giải của Bruce Daisley, Giám đốc Điều hành Twitter tại Anh Quốc, việc cởi mở với sự thay đổi là điều quan trọng trong thế giới công nghệ với những bước tiến thần tốc, nơi mà các công ty phải chuyển mình nhanh chóng nếu không muốn bị lỗi thời.
Từ khóa 2: Ego (Cái tôi)
Con người từ khi sinh ra đã tồn tại cái tôi, cái bản chất vốn có của mỗi người. Cái tôi được định nghĩa khái quát là ý thức về tầm quan trọng và lòng tự trọng của bản thân, cái tôi thường không được tán thành ở nơi làm việc trong thời hiện đại vì mục tiêu và đội nhóm được cho là quan trọng hơn cá nhân.
Tuy nhiên, ranh giới giữa cái tôi tích cực và cái tôi thái quá thường rất mỏng manh. Cái tôi thái quá là một trong những đặc tính tồi tệ nhất, thường liên quan đến các loại sáng tạo: "Cái tôi bảo rằng ‘Tôi không thể làm sai điều gì’, trong khi sự tự tin bảo rằng "Tôi có thể làm đúng điều này". Người có cái tôi thái quá làm một người sáng tạo trở nên gia trưởng, cố hữu và làm ảnh hưởng đến các đòng đội trong team. Nếu bạn cứ mãi giữ cái tôi tiêu cực thì sẽ bị giam cầm trong nhà tù của sự tự mãn của chính mình.
Từ khóa 3: Rebellion (Sự nổi loạn)
Sự nổi loạn không chỉ là đặc quyền của các nghệ sĩ và nhạc sĩ, mà nó còn là một đặc tính hữu ích đối với công việc kinh doanh. Phá vỡ quy tắc là cách nhanh chóng và dễ dàng để kích hoạt các ý tưởng sáng tạo, đồng thời có thể làm chao đảo thị trường đương thời.
Bạn có thể nhìn thấy cách mà Netflix phá vỡ ngành kinh doanh cho thuê băng đĩa phim bằng cách loại bỏ cách giải trí hiện hành. Việc Netflix được tạo ra đã khiến cho nhiều quy chuẩn của thị trường cho thuê video bị loại bỏ: dịch vụ cho thuê không giới hạn với mức phí cố định, không bị phạt phí quá hạn, không phí vận chuyển và không có ngày trả hàng. Netflix đặt sự linh hoạt và sáng tạo là trọng tâm trong kinh doanh, và điều này đã giúp họ thành công bởi chính sự nổi loạn của mình!
Từ khóa 4: Self-belief (Niềm tin vào bản thân)
Henry Ford là minh chứng cho việc tin vào chính mình. Khi dây chuyền lắp ráp xảy ra sự cố và không giữ chân được công nhân, Henry Ford đã giảm bớt giờ làm việc từ 9 xuống 8 tiếng và mức lương là 5 đô la một ngày ( gấp 2 lần mức lương đang thịnh hành vào năm 1914 là 2,34 đô la). Tuy nhiên, ông đề ra tiêu chuẩn để nhận được 5 đô la: công nhân phải giữ gìn tác phong đạo đức tốt, chấp nhận những cuộc viếng thăm tại nhà bởi bộ phận điều tra xã hội của công ty. Quyết định đó đã giúp Henry Ford thoát khỏi sự mệt mỏi vì sự không ổn định của nhân lực. Ford nâng cao sản xuất hàng loạt xe hơi ra thị trường.
Cuốn sách "Kích hoạt các nguyên tố sáng tạo để thành công trong kinh doanh" có đề cập đến cụm từ Self – belief (Niềm tin vào bản thân) là một trong những nguyên tố khơi thông ngọn lửa sáng tạo có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với bản thân, tổ chức và cộng đồng của bạn.
Niềm tin vào bản thân có mối liên hệ với nhiều nguyên tố khác, bao gồm dũng khí (courage Co) và sự chấp nhận rủi ro (risk-taking Rt). Nếu bạn chưa nhuần nhuyễn các phần đó, hãy xem kỹ quyển sách "Kích hoạt các nguyên tố sáng tạo để thành công trong kinh doanh" để khám phá những cách thực tế có thể nâng cao sự tự tin sáng tạo của bạn. Niềm tin vào bản thân có mối liên hệ với nhiều nguyên tố khác, bao gồm dũng khí (courage Co) và sự chấp nhận rủi ro (risk-taking Rt).
Từ khóa 5: Motivation (Động lực)
Theo báo cáo NESTA Everyday Innovation (Đổi mới mỗi ngày của NESTA – 2009) của Patterson và cộng sự, động lực là đặc tính quan trọng thứ ba của nhân viên trong công việc sáng tạo.
Dựa vào nhiều nghiên cứu, động lực được chia thành 3 phần khác nhau:
Sự tự chủ: để đạt được hiệu suất công việc cao, con người cần phải tự chủ trong 3 vấn đề sau:
• Nhiệm vụ hoặc công việc trong tầm kiểm soát;
• Thời gian thực hiện;
• Những người mà họ làm cùng.
Sự thông thạo: sự thông thạo liên quan đến việc "trở nên thành thạo hơn trong lĩnh vực quan trọng nào đó" đối với bạn và – như đã được thảo luận trên đây, nó bắt đầu với "dòng chảy" – chúng ta chúng ta có "những trải nghiệm tối ưu khi những thách thức chúng ta đối mặt kết hợp tinh tế với khả năng của chúng ta" (Pink, 2009).
Mục đích: "Bản chất con người là tìm kiếm mục đích – một nguyên nhân lớn hơn và bền vững hơn chính bản thân họ. Nhưng các doanh nghiệp truyền thống từ lâu đã xem mục đích là vật trang trí – một phụ kiện đẹp hoàn hảo, miễn là nó không ‘ngáng đường’ những điều quan trọng" (Pink, 2009). Nhưng thế giới không ngừng thay đổi.
Từ khóa 6 : Imagination (Trí tưởng tượng)
Trí tưởng tượng và tầm nhìn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi bộ phim, sản phẩm, bức tranh, sáng chế, thiết kế, tiểu thuyết, phần mềm, bản nhạc hoặc mật mã mới đều bắt nguồn từ một ý tưởng, tầm nhìn của ai đó cần hiện thực hóa.
Những người mà xã hội đã vinh danh là "có tầm nhìn sáng tạo" – Leonardo da Vinci, Steve Jobs, Alexander Graham Bell, Henry Ford, Bill Gates – đều có khả năng nhìn xa hơn hiện tại và hướng đến tương lai. Tính độc đáo đòi hỏi một bước nhảy vọt vào thế giới những điều xa lạ, chưa được biết đến, nhờ sự kết hợp giữa trí tưởng tượng và tầm nhìn.
Từ khóa 7: Vision (Tầm nhìn)
Hãy ghi nhớ câu tục ngữ cổ của người Nhật: "Có tầm nhìn mà không hành động là mơ giữa ban ngày. Hành động mà không có tầm nhìn là ác mộng về đêm".
Nhiều dự án sáng tạo đòi hỏi phải có sự kết hợp của tham vọng, tầm nhìn và trí tưởng tượng. Một người làm vườn khi vào một ngày tháng Mười hai ảm đạm, xám xịt, cây và mặt đất đều trơ trụi lá, lại có thể tưởng tượng ra cảnh khoảnh đất ấy sẽ trông như thế nào khi muôn hoa đua nở. Kiến trúc sư cũng vậy, họ nhìn thấy trước những thay đổi của nhiều năm nữa trong tương lai.
Cho dù đó là kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cần thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ, hay tấm vải thô của người họa sĩ ẩn giấu nhiều phiên bản khác nhau của cùng một bức tranh, thì tầm nhìn có thể thay đổi và nên thay đổi. Người sáng tạo phải cân bằng tầm nhìn của họ với kết quả của quá trình thử-và-sai, cái có tính quyết định đối với sự sáng tạo.
Từ khóa 8: Discipline (Tính kỷ luật)
Một trong những đặc tính không thể thiếu của nhiều nhà kinh doanh đó chính là tính kỷ luật! Không chỉ trong kinh doanh, bất kỳ một lĩnh vực nào bạn muốn thông thạo đều phải có sự quyết tâm và tính kỷ luật.
Tác giả Claire trong cuốn sách "Kích hoạt "các nguyên tố sáng tạo" để thành công trong kinh doanh" hiểu rõ điều này, bà cho rằng bạn phải có tính kỷ luật để hiện thực hóa tầm nhìn và ước mơ sáng tạo. Bởi vì kỷ luật là một vũ khí đắc lực để thúc đẩy không những các nhà lãnh đạo mà còn là nhân viên. Theo một nghiên cứu thì các tổ chức có năng suất làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn nhờ vào tính kỷ luật.
Nigel Kennedy, một trong những nghệ sĩ violin hàng đầu thế giới đã nói: "Khi còn là một đứa trẻ, tôi ghét luyện tập, nhưng giờ đây, ở tuổi 56, tôi yêu thích kỷ luật và luyện tập ba tiếng mỗi ngày".
Thật vậy, kỷ luật xuất hiện lặp đi lặp lại trong mọi lĩnh vực, từ kinh doanh, thể thao, khoa học đến nghệ thuật. Grayson Perry nói: "Hầu hết những nghệ sĩ thành công mà tôi từng gặp đều có tính kỷ luật rất cao. Bạn nhận thấy họ đến đúng giờ, dành nhiều thời gian cho công việc. Tôi nghĩ thật hoang đường khi quan niệm rằng tất cả chúng ta đều có chút hỗn độn và dễ dao động. Các nghệ sĩ là những người nói được làm được" (BBC Radio 4, 2010).
Từ khóa 9: Passion (Đam mê)
Nếu bạn đang nhắm đến mục tiêu xây dựng một công ty, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt thì sự đam mê là điều cần thiết. Vì nếu không có niềm đam mê thì không thể duy trì hứng thú và động lực trong dài hạn; Các nhà nghiên cứu đều có quan điểm rằng niềm đam mê rất quan trọng đối với sự sáng tạo (Amabile, 1987).
Tuy nhiên, "Bạn đam mê cái gì?" là một câu hỏi khá hóc búa, và cũng là câu hỏi mà nhiều người viết (gồm cả nhạc sĩ, ca sĩ Pink và nhà văn Gilbert) không thích vì nó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ quá nhiều. Pink khuyên chúng ta không nên say mê quá mà hãy
khiến bản thân bận rộn. Vì vậy, diễn giải lại lời của Steve Jobs, bạn dự định phát ra một "âm thanh" trong vũ trụ bằng cách nào? Hãy tìm hiểu trong cuốn sách Kích hoạt các "nguyên tố sáng tạo" để thành công trong kinh doanh.
Từ khóa 10 : Failure (Thất bại)
"Một người thành công sẽ thu được lợi ích từ những sai lầm của mình và cố gắng làm lại bằng một cách khác" - Tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Dale Carnegie nói.
Sự sẵn lòng thất bại là một phương diện quan trọng của sáng tạo. Nhưng rất khó để bạn có thể hiểu được thất bại. Một mặt, quá nhiều thất bại sẽ mặc định bạn là một người thất bại. Nhưng khi suy nghĩ kỹ, việc thất bại bây giờ và sau này là hoàn toàn cần thiết.
Chúng ta ai cũng làm việc chăm chỉ, học hỏi rất nhiều nhằm mong muốn thúc đẩy ý tưởng sáng tạo trong công việc kinh doanh. Nhưng đôi lúc ta tự hỏi, tại sao người khác thành công còn mình thì không? Đó là vì chúng ta chưa biết cách kích hoạt các nguyên tố sáng tạo trong con người mình! Một khi bạn còn đi theo những lối mòn và tự đặt giới hạn cho bản thân thì đồng nghĩa bạn đang "bóp chết" các ý tưởng. Đó là thông điệp giá trị mà cuốn sách Kích hoạt "các nguyên tố sáng tạo" để thành công trong kinh doanh gửi đến chúng ta.
Tư duy quyếɫ địпɦ bạп đứпg ở ɫầпg lớρ пào: 3 пguyêп пɦâп kɦiếп пgười giàu пgày пgày càпg giàu, còп пgười пgɦèo ɫɦì "пgɦèo bềп vữпg"
Tư duy quyếɫ địпɦ bạп đứпg ở ɫầпg lớρ пào: 3 пguyêп пɦâп kɦiếп пgười giàu пgày пgày càпg giàu, còп пgười пgɦèo ɫɦì "пgɦèo bềп vữпg"